Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Người đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ. Mùa thu năm 1947, khi chiến dịch Việt Bắc đang diễn ra vô cùng ác liệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đãviết bài “ Cảnh khuya” thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Trong chương trình Ngữ Văn 7, ta cũng bắt gặp đề bài cảm nghĩ về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Dạng bài cảm nghĩ này thì cũng rất quen thuộc. Dưới đây là bài viết mẫu hay nhất mà các bạn có thể tham khảo.
BÀI VĂN MẪU CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ “ CẢNH KHUYA” CỦA HỒ CHÍ MINH LỚP 7
Hồ Chí Minh – danh nhân của nền văn minh nhân loại tiến bộ, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người đã sống trọn một cuộc đời cho dân ta, nước ta và cho cả thế giới hiện đại. Bác đã tìm đến cảm giác thư thái, dịu êm của những lời thơ mộc mạc mà thấm đẫm một nghệ thuật đặc sắc, mẫu mực. Trong đó không thể không kể đến bài thơ “ Cảnh khuya” của Người.
Trăng từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao thi nhân. Trăng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên mà có lúc nó còn như một dòng suối mát xua tan đi mọi ưu phiền, mệt mỏi. Bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả đã tìm đến trăng những mong sẽ làm cho đầu óc được thư thái, giảm bớt căng thẳng và mỏi mệt của công việc.
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
Hai câu đầu đã vẽ lên bức tranh cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc. Cảnh trăng đêm êm đềm thơ mộng đi vào lòng nguời nghệ sĩ, giữa cảnh đêm trăng tĩnh lặng tiếng suối róc rách trong veo đuợc ví với tiếng hát văng vẳng lúc gần lúc xa. Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối. Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là loại âm thanh đặc biệt, tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ phía xa con người vẫn có thể cảm nhận. Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong không gian yên lặng, nó không bị lẫn vào những âm thanh phức tạp của sự sống. Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất tạo vẻ đẹp lấp lánh, những bông hoa nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lúc ẩn lúc hiện thật khiến nguời ta xao lòng. Hai từ “lồng” cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. “Lồng” là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ “lồng” rất “đắt”, nó trở thành “nhãn tự” cho câu thơ. Có thể nói hai câu đầu tả cảnh thiên nhiên rất đẹp và đầy chất thơ, thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên của cuộc sống.
Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật:
“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Câu thơ thứ ba như một bản lề khép mở tâm trạng “ cảnh khuya như vẽ” có suối, trăng, cổ thụ, có hoa còn một bên là “ chưa ngủ”. Với điệp ngữ liên hoàn cho thấy Bác chưa ngủ không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên mà chưa ngủ còn để lo nỗi nước nhà, lo cho dân, cho nước. Qua đó cho thấy ở con người Bác là tâm hồn thi sĩ lồng với cốt cách chiến sĩ, màu sắc cổ điển kết hợp với màu sắc hiên đại- cảnh khuya trong kháng chiến. Đó cũng là những nét riêng của bài thơ.
Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, qua bài thơ này, ta có thể thấy đuợc nét đẹp của thiên nhiên cũng như tâm trạng của tác giả. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn Người: lòng yêu thiên nhiên và tâm hồn cao cả của Bác.
Nguồn Internet