Đề bài: em hãy phân tích và nêu cảm nghĩ của mình về truyện ngắn “Người trong bao" của Sê khốp
“ Người trong bao”(1898) là truyện ngắn nổi tiếng của Sê Khốp được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh, thời đó xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề ở cuối thế kỉ XIX. Môi trường xã hội ấy đã đẻ ra lắm kiểu người kỳ quái, “người trong bao” Bê Li Cốp là một phát hiện độ đáo, đặc sắc của nhà văn. Câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời mắc chứng bệnh sợ hãi, sống chết cũng không giao du với thế giới bên ngoài. Bài văn không chỉ phản ánh xã hội mà còn có ý nghĩa triết lý sâu sắc.
Bê li cốp là một giáo viên dạy tiếng Hy Lạp, hắn ta nổi tiếng về những điều lạ, lúc nào cũng vậy, ngay cả những hôm đẹp trời hắn ta vẫn khoác lên mình bộ trang phục kín mít từ đầu tới chân, chả bao giờ giao lưu, kết bạn với ai, lúc nào cũng lầm lũi như thế, anh ta sợ tất cả mọi thứ. Luôn thu mình lại trong một cái bọc để bảo vệ bản thân, sợ hãi trước cuộc sống thực tế của nước Nga lúc bấy giờ nhưng lại tôn sùng về quá khứ tươi đẹp: say mê và tìm kiếm niềm vui ở đất nước và con chữ Hy Lạp.
Bê Li cốp là một người giáo điều, rập khuôn chả bao giờ cởi mở và sống chan hòa với mọi người, anh ta dị ứng với tất cả mọi thứ, làm anh ta trở nên cô độc, và lúc nào cũng cảm thấy lo lắng và buồn phiền chỉ vì cách tính không đâu của mình, thỏa mãn với lối sống cổ hủ, kỳ dị của mình. Bê li cốp là nhân vật điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong đời sống của bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Hắn ta không phải là kiểu người quái đảng, cá nhân kỳ quái mà là “con đẻ” của một chế độ phong kiến đang phát triển mạnh trên con đường tư bản hóa ở nước Nga cuối thế kỉ XIX. Lối sống thu mình ảnh hưởng tới cả một thế hệ và một phần tri thức Nga lúc bấy giờ, cứ dai dẳng và kéo dài suốt một thời gian dài mà không tìm ra được lối thoát.
Cái chết của Bê li cốp diễn ra quá đột ngột nhưng đó cũng là kết quả tất yếu cho lối sống thu mình lại, nhưng có lẽ cái chết đấy làm anh ta thấy tuyệt hơn, khi nằm trong quan tài khuôn mặt anh ta sao mà hiền thế, có thể anh ta nghĩ rằng chẳng có cái bao nào bền vững giống như chiếc quan tài đang để thi thể mình trong đó, anh ta cười mãn nguyện và hạnh phúc.
Khi Bê li cốp còn sống anh ta bị mọi người căm ghét, sợ hãi, bị ám ảnh. Khi chết đi, ai nấy đều cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn nhiều, nhưng rồi chưa vui được bao lâu thì lại quay lại cuộc sống cũ vẫn tù túng, ngột ngạt như trước, thật sự nặng nề. kiểu người như Bê li cốp vẫn cứ tiếp diễn dai dẳng, đầu độc bầu không khí trong lành vốn cỏ của một đất nước yêu chuộng hòa bình này, làm cho nước Nga bị kìm hãm lại và mãi cũng không tìm ra được phương hướng giải quyết để phá vỡ cái vỏ bọc mà họ cố gắng tạo ra. Vì thế Sê khốp lên tiếng mạnh mẽ và quyết liệt để con người hãy giũ bỏ và vượt lên cái giới hạn đó, “không thể sống mãi như thế này được”.
Trong suy nghĩ của mọi người đều nghĩ rằng liệu rồi trong tương lai sẽ còn bao nhiêu kẻ như Bê li cốp nữa đây. Bê li cốp chết đi ai sẽ là người tiếp theo, tác giả đẩy câu chuyện lên bằng cái chết của Bê li cốp.
Qu câu chuyện này tác giả muốn phê phán và lên tiếng một cách gay gắt về lối sống thu mình, không lối thoát của bộ phận trí thức Nga, làm trì trệ sự phát triển của đất nước.
Khi còn sống, hắn ta anh mặc thật kỳ di, làm người ta cũng sợ hắn giống như hắn sợ thế giới bên ngoài vậy: anh ta đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo to bằng cốt tông, chiếc ô được anh ta để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng được để trong bao bằng da hươu và khi rút chiếc bút nhỏ để gọt bút chì thì chiếc dao nhỏ ấy cũng được đặt trong bao, ngay cả bộ mặt anh ta dường như cũng ở trong bao vì lúc nào cũng dấu mặt sau cái cổ áo, hắn đeo kính râm.
Điều này thật khiến người ta khó chịu và sợ hãi, không hiểu anh ta tạo ra vỏ bọc ấy có thể bảo vệ nổi bản thân mình không mà phải như thế chứ. Nhưng đằng sau đó là cả một hệ thống chính trị của đất nước đang trong giai đoạn suy thoái. Giai đoạn 1989 đến 1991 là thời kỳ nước Nga đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt.
Qua câu chuyện này tác giả thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người và cái bao chuyên chế của mình, đó là khát vọng sống, loại bỏ lối sống thu mình của bộ phận tầng lớp trí thức Nga, thức tỉnh con người sống phải có ước mơ, có khát vọng, không được trốn tránh, bi quan, không thể sống mãi như thế này được.