Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng chi tiết đầy đủ nhất 2018

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng chi tiết đầy đủ nhất 2018

Hướng dẫn

“Thánh Gióng” là một trong những bản anh hùng ca mở đầu cho truyền thống yêu nước của dân tộc ta, thông qua hình tượng nhân vật Thánh Gióng, nhân dân ta không chỉ thể hiện tinh thần tự hào trước truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc mà còn gửi gắm khát vọng về sức mạnh của dân tộc trong những cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy phân tích truyền thuyết Thánh Gióng.

I. Dàn ý cho đề bài phân tích truyền thuyết Thánh Gióng

1. Mở bài cho đề phân tích truyền thuyết Thánh Gióng

Giới thiệu chung về truyền thuyết “Thánh Gióng”. “Thánh Gióng” là một trong những bản anh hùng ca mở đầu cho truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

2. Thân bài cho đề phân tích truyền thuyết Thánh Gióng

  • Tóm tắt truyền thuyết “Thánh Gióng”

– Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng: giai đoạn đời vua Hùng Vương thứ sáu, tại làng Gióng có hai vợ chồng già lương thiện nhưng chưa có con. Sau một buổi đi làm đồng, ướm chân mình lên vết chân to, người vợ đột nhiên mang thai.

– Mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé khôi ngô nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, biết đi.

– Tiếng nói đầu tiên mà cậu bé cất lên là tiếng nói đòi giết giặc ngoại xâm. Cậu bé yêu cầu sứ giả nói với nhà vua nhu cầu về việc rèn áo giáp sắt, ngựa sắt và roi sắt.

Xem thêm:  Chứng minh nghệ thuật châm biếm đặc sắc của Nguyễn Ái Quốc qua tác phẩm Vi hành

– Cậu bé lớn nhanh như thổi và nhân dân đều vui lòng góp gạo để nuôi cậu bé.

– Khi giặc ồ ạt kéo đến, cậu bé bỗng vươn vai trở thành một tráng sĩ và ra trận giết giặc.

– Vì giặc quá đông nên roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật vào lũ giặc.

– Giặc tan, tráng sĩ cởi bỏ áo giáp sắt và bay thẳng về trời.

  • Phân tích giá trị nội dung của truyền thuyết “Thánh Gióng”

Truyền thuyết Thánh Gióng là bản anh hùng ca về người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

– Sự lớn mạnh nhanh như thổi và vươn vai trở thành tráng sĩ của Thánh Gióng cho thấy sự trưởng thành của ý thức dân tộc tinh thần chống giặc ngoại xâm của cả cộng đồng.

– Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh sự thật lịch sử của dân tộc ta thời bấy giờ:

  • thành tựu chế tạo vũ khí và sử dụng đồ bằng sắt của nền văn minh nước ta thời bấy giờ.
  • tinh thần kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ buổi xa xưa.
  • Phân tích giá trị nghệ thuật của truyền thuyết “Thánh Gióng”

– Sử dụng thành công yếu tố thần kì gắn với hành trang nhân vật.

– Ý nghĩa của yếu tố thần kì:

+ Mô- típ sự ra đời thần kì dự báo về chiến tích vẻ vang của nhân vật.

Xem thêm:  Hãy kể về một câu chuyện vui sinh hoạt (nhận nhầm, nhát gan …)

+ Tiếng nói đầu tiên cất lên cho thấy tinh thần chống giặc ngoại xâm mãnh liệt.

+ Sự hóa thân thể hiện rằng nhân dân đã bất tử hóa người anh hùng.

3. Kết bài cho đề phân tích truyền thuyết Thánh Gióng

Khát quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết “Thánh Gióng”.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinhuyen 20181115 040141 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *