Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu
Bài làm
Nhà văn Nguyễn Minh Châu được xem là một nhà văn vô cùng sâu sắc, bởi mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật của ông đều chứa đựng một triết lý sống vô cùng sâu sắc, một ý nghĩa nhân sinh quan, thể hiện thái độ quan điểm sống vô cùng tích cực nào đó khiến người đọc phải đọc bằng tâm hồn thì mới cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm
Tác phẩm “Bến quê” là một câu chuyện hấp dẫn vô cùng ám ảnh với tất cả người đọc khi xem xong tác phẩm này.
Trong tác phẩm của mình nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thể hiện triết lý sống vô cùng nhân văn sâu sắc, thể hiện quan niệm sống của ông “Con người ta trên con đường đời thật khó tránh khỏi những vòng vèo hay trùng trình”
Câu nói này chính là triết lý sống vô cùng tinh tế sâu sắc nhưng mãi tới khi gần đất xa trời, nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” mới nhận ra được triết lý sống này. Phải chăng đây là triết lý mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã trải nghiệm và đúc kết từ cuộc đời mình để đưa vào trong trang viết.
Tác giả phải có sự tinh tế, sâu sắc thấu hiểu cuộc đời và từng trải thì mới có thể ngộ ra chân lý đó. Một chân lý hiển nhiên nhưng nhiều chua chát và có sự tiếc nuối ở trong đó. Có hối hận ăn năn nhưng cũng đã muộn màng.
Tác phẩm “Bến quê” là câu chuyện được kể lại thông qua cái nhìn, của nhân vật chính trong tác phẩm có tên là Nhĩ. Anh ta là nhân vật trung tâm, chính truyện. Một nhân vật mà tác giả Nguyễn Minh Châu đã phải lựa chọn kỹ càng, gửi gắm rất nhiều tâm tư tình cảm của mình trong đó. Nó thể hiện sự trăn trở, suy tư sâu sắc về cuộc sống của tác giả.
Nguyễn Minh Châu cũng đã đặt ra tình huống truyện độc đáo với sự nghịch lý vô cùng trớ trêu, có thể coi như đó là tình huống tạo nên kịch tính cho câu chuyện vào làm nên triết lý sống sâu sắc cho nhân vật chính là anh chàng Nhĩ trong truyện hiểu được vấn đề.
Nhân vật Nhĩ là một người mà khi còn trẻ khỏe, anh ta đã đi nhiều nơi trên đất nước, có thể nói không một xó xỉnh nào trên trái đất này mà Nhĩ chưa từng đi qua. Nhĩ đã nhìn thấy nhiều cảnh đẹp. Nhưng cuối đời anh lại bị căn bệnh quái ác hành hạ,
Nhân vật Nhĩ được đặt vào một hoàn cảnh rất trớ trêu “suốt đời Nhĩ từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” nhưng đến cuối đời căn bệnh quái ác hành hạ, Nhĩ lại chưa từng đặt chân sang bãi bồi bên kia sông Hồng, nơi gần gũi và thân quen nhất.
Đây chính là một nghịch lí cuộc sống đáng suy ngẫm. Khi mà cuộc đời Nhĩ đã bôn ba khắp nơi nhưng chính nơi gần gũi quen thuộc nhất, ngay tại quê hương của mình anh lại chưa bao giờ đặt chân tới. Sự trớ trêu này đã tạo nên trong lòng Nhĩ một nỗi day dứt khó phai.
Vào một ngày đẹp trời, Nhĩ nhận ra mọi thứ tưởng như quá đỗi quen thuộc qua những ô cửa sổ nhà mình, qua đó Nhĩ nhìn thấy một bãi bồi vô cùng quen thuộc, đẹp lạ kỳ Nhĩ muốn được đặt chân qua đó một lần để ngắm nhìn bức tranh tuyệt đẹp đó. Nhưng anh không thể bởi Nhĩ bị bệnh và bị liệt nửa người, việc đi lại trở nên vô cùng khó khăn.
Trong những ngày cuối đời, có hai chân lý mà Nhĩ đã nhận ra nhưng quá muộn màng, đó chính là người vợ của anh, khi còn trẻ Nhĩ thường bỏ đi suốt ít quan tâm tới vợ, và nhiều lần làm cho vợ mình phải buồn lòng nhưng những ngày cuối đời nằm liệt giường thì anh lại được vợ quan tâm chăm sóc vô cùng chu đáo. Anh vô cùng hối hận vì những ngày tháng đã bỏ bê vợ con, không quan tâm chăm sóc người vợ đầu ấp má kề của mình.
Và điều thứ hai khiến Nhĩ hối hận đó, chính là việc muốn qua bãi bồi bên sông một lần cho biết nhưng không thể nào được nữa. Nhĩ không còn cách nào nên đã nhờ con trai của mình qua đó rồi về nhà kể cho mình nghe
Tuy nhiên, trên chặng đường đi đứa con trai không thể nào vượt qua sự cám dỗ của những trò chơi vô cùng hấp dẫn mê hoặc nó. Nó mải chơi nên đã quên mất lời của Nhĩ dặn dò bỏ qua chuyến đò ngang duy nhất trong ngày để sang được bãi bồi bên kia sông.
Về nhà nó ân hận kể lại cho Nhĩ nghe tất cả mọi sự việc. Lúc này, Nhĩ mới đau đớn nhận ra rằng “Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những cái vòng vèo hay chùng chình”
Nhĩ đã bất lực khi nhìn con trai, anh ta cố vươn tới cửa sổ, anh muốn lấy chút sức lực cuối cùng của đời mình để bảo đứa con trai hay đi đi đừng để cho những thứ tầm thường cám dỗ mình là cho mình quên đi nhiệm vụ quan trọng.
Nó thể hiện triết lý sống sâu sắc mà phải hết cả cuộc đời mình nhân vật Nhĩ mới nhận ra, mới cảm nhận và thấu hiểu được. Nhưng mọi thứ đều đã quá muộn, Nhĩ không thể nào chờ được nữa.
Bằng triết lý sống vô cùng sâu sắc tạo nên sức ám ảnh cho tác phẩm của mình. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã cho người đọc những băn khoăn, trăn trở về cuộc sống khi bước trên con đường của cuộc đời liệu chúng ta có thoát khỏi những cám dỗ, những sa ngã ngọt ngào để đi tới mục đích cuối cùng hay không?
Chính sự vòng vèo hay chùng chình kia đã làm chúng ta mất phương hướng mà quên đi những điều vốn dĩ vô cùng giản dị, tươi đẹp trong cuộc đời con người.
Thảo Nguyên