Phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Hướng dẫn

Đề bài: Mụ vợ tham lam trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là nguyên nhân gây nên những sóng gió trong cuộc sống vốn bình yên của hai vợ chồng ông lão đánh cá. Dựa vào tác phẩm đã được học, em hãy phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

  • I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích nhân vật mụ vợ

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: “Ông lão đánh và con cá vàng” là truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga có giá trị phê phán độc đáo về những con người sống tham lam bên cạnh những con người thật thà, hiền lành. Nhân vật chính của truyện là ông lão đánh cá, mụ vợ và con cá vàng, đặc biệt xoay quanh hình ảnh mụ vợ

2. Thân bài

  • – Bản chất, tính cách nhân vật mụ vợ đối với con cá vàng thông qua ông lão
  • + Tham lam, luôn tìm mọi cách đạt được những thứ cao sang quyền quý
  • + Đòi hỏi những thứ tăng dần về giá trị vật chất: Máng lợn, danh vọng, lâu đài, nữ hoàng, đỉnh điểm đòi làm long vương, muốn được cá vàng hầu hạ
  • + Yêu cầu vô lí, đòi hỏi những thứ không xứng đáng thuộc về mình, hành động trái với nhân tính, đạo lí làm người, không biết xấu hổ, không tôn trọng đối với người có ơn với mình
  • – Nhận vật mụ vợ với chồng của mình
  • + Không làm trọn nghĩa người vợ, luôn la mắng, coi chồng như nô lệ, đầy tớ sai khiến để đạt được mục đích
  • + Vong ân bội nghĩa, đáng chê trách, độc đoán
  • – Sự trừng trị đối với mụ vợ
  • + Mất tất cả, trở lại với cuộc sống ban đầu
  • + Đối với mụ vợ phải trải qua cảm giác đau khổ: Nghèo khó trở nên giàu có rồi lại trở lại cuộc sống ban đầu
Xem thêm:  Tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em kính mến

3. Kết bài

Cảm nghĩ về ý nghĩa truyền tải qua nhân vật mụ vợ: Qua nhân vật mụ vợ, tác giả gửi đến người đọc chân lí sống không bao giờ tắt, một lời nhắc nhở, lời cảnh tình đối với những người đang sống chìm đắm trong hình ảnh người vợ của ông lão đánh cá, một bài học về cái giá phải trả cho lòng tham vô tận, nêu cao ý nghĩa cuộc sống.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích nhân vật mụ vợ

“Ông lão đánh và con cá vàng” là truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga có giá trị phê phán độc đáo về những con người sống tham lam bên cạnh những con người thật thà, hiền lành. Nhân vật chính của truyện là ông lão đánh cá, một người nông dân lương thiện, có lòng cảm thương sâu sắc, con cá vàng biểu tượng của sự biết ơn, đặc biệt phải kể đến hình ảnh nhân vật mụ vợ trong truyện, một người phụ nữ độc đoán, tham lam, bội bác, rất đáng chê trách, nhưng cũng chính nhân vật mụ vợ đã tạo nên ý nghĩa của tác phẩm.

Mụ vợ được người đọc biết đến là một con người tham lam, không chỉ tham lam mà lòng tham của mụ là không giới hạn, khi đã có được thứ mà mình muốn sẽ tìm mọi cách để đạt được những thứ cao sang, quyền quý hơn, tất cả điều đó được chứng mình khi chồng mụ là ông lão đánh cá thả con cá vàng trở về với biển khơi mà không nhận bất cứ sự đền ơn nào, sau khi nghe xong câu chuyện, lòng tham trỗi dậy, mụ vợ đòi hỏi những thứ vật chất về cho bản thân, hết lần này tới lần khác những thứ mụ yêu cầu từ cá vàng đều tăng dần về giá trị.

Xem thêm:  Cảm xúc của em về ngôi trường mới

Đầu tiên là cái máng lợn, tiếp đến là nhà, sau nữa là danh vọng, lâu đài, biệt thự, nữ hoàng, những đòi hỏi đó là hết sức vô lí khi một người không hề có công lao gì lại đưa ra những yêu cầu to lớn như vậy, nhưng để trả ơn của ông lão cá vàng đã đáp ứng tất cả những yêu cầu mà mụ yêu cầu, khi đã đạt được những thứ mình muốn mụ vẫn không dừng lại, mụ đòi làm long vương, đòi được cá vàng hầu hạ, đó là những yêu cầu hết sức vô lí, vượt xa khỏi sự cho phép về nhân tính của một con người, vượt xa đạo lí làm người, một người không biết xấu hổ, bị tiền tài vật chất danh vọng che mắt, không kiểm soát được bản thân, thừa hưởng thành quả mà không thuộc về mình, lại có những yêu cầu quá đáng với chính người đã ban cho mụ có được cuộc sống sung túc trọn vẹn.

Đối với chồng của mình, mụ vợ là một người không làm trọn nghĩa một người vợ, luôn mắng chửi người chồng của mình, coi người chồng chỉ như một người nô lệ, một người đầy tớ cho mụ sai bảo nhằm thỏa mãn cơn khát vật chất mà mụ đang mang trong người, trong khi người chồng là ân nhân, là người đã cho mụ những thứ mụ yêu cầu vẫn làm mụ không hài lòng, một con người rất đáng chê trách về sự vong ân bội nghĩa, chính lòng tham đã làm cạn tình nghĩa vợ chồng ở trong mụ, lòng tham đã biến mụ thành một người đàn bà độc đoán và cũng chính lòng tham đó đã trừng trị mụ, dạy mụ một bài học đáng giá. Kết cục của mụ vợ là trở về với cuộc sống bình thường như xưa, trở về với cái máng lợn cũ, trở về với túp lều tranh lụp xụp, bộ quần áo rách nát, mụ mất tất cả những gì mà không thuộc về mụ, người đàn bà tham lam đó đã bị trừng trị, được sống trong giàu sang, trong địa vị rồi chỉ trong một cái chớp mắt mụ đã mất tất cả, đối với một người tham lam vô độ thì đó là nỗi đau không thể kể xiết, một nỗi đau xứng đáng với con người vì tiền tài mà quên đi bản thân mình.

Xem thêm:  Kể một cuộc gặp gỡ của em với một vài nhân vật chuyện cổ tích mà em có ấn tượng sâu sắc (một giấc mơ, một câu chuyện tưởng tượng)

Qua nhân vật mụ vợ, tác giả gửi đến người đọc chân lí sống không bao giờ tắt, một lời nhắc nhở, lời cảnh tình đối với những người đang sống chìm đắm trong hình ảnh người vợ của ông lão đánh cá, một bài học về cái giá phải trả cho lòng tham vô tận, đồng thời nêu cao ý nghĩa của cuộc sống, ý nghĩa của tình thương, lòng đồng cảm, đặc biệt là sự biết ơn với những người đã giúp đỡ mình.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

52043129 09 1024x682 1 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *