Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Phân tích nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Gợi ý

Hướng đến con người với những giá trị nhân bản là nét đặc trưng của ngòi bút Nguyễn Khải sau 1978. Nếu như tập truyện Mùa lạc, dễ dàng nhận thấy Nguyễn Khải bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của con người chính trị, con người lịch sử, thì đến những truyện ngắn sau này (Mẹ và con, Người vợ, Đời khổ, Nắng chiều…), con người biết tự trọng, dù hoàn cảnh nào cũng không đánh mất khát khao sự hoàn thiện lại mang một hấp lực đặc biệt với nhà văn. Cô Hiền trong Một người Hà Nội là nhân vật tiêu biểu cho những con người như thế.

Trong xu thế chung của văn học sau 1975, thay vì coi trọng biến cố lịch sử, văn học lấy con người làm tâm điểm khám phá, ngòi bút Nguyễn Khải như trẻ lại với niềm say mê “cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn” (Gặp gỡ cuối năm). Từ 1978, đối tượng thu hút Nguyễn Khải không còn là những con người chủ nghĩa xã hội như chị Đào (Mùa lạc), Thoa (Một cặp vợ chồng), Tấm (Đứa con nuôi), không còn là những cán bộ kiểu Tuy Kiền (Tầm nhìn xa), An (Chủ tịch huyện)…. Nhà văn say mê phân tích những cảnh đời, những con người của cuộc sống thường nhật.

Khởi phát từ nhan đề truyện ngăn, chúng ta đã bắt gặp nhiều điều lí thú. Một người Hà Nội hứa hẹn cho chúng ta gặp gỡ gương mặt nổi bật nhất Tràng Àn? Hay là sự chiêm nghiệm nho nhỏ của riêng nhà văn về một con người đất kình kì? Người Hà Nội đó là ai, là người như thê’ nào ta chưa được biết. Nhưng nếu theo câu ca xưa, nhất định con người này trước hết phải là một người thanh lịch:

Chẳng thơm cũng thể hoa lài

Chẳng thanh lịch cũng là người Tràng An

(Ca dao)

Nhân vật chính của truyện ngắn là bà Hiền – người cô của nhân vật xưng tôi. Trong truyện, cô Hiền được Nguyễn Khải quan sát từ nhiều thời điểm. Nhưng giữa “vạn biến” của xã hội, người Hà Nội ấy vẫn luôn giữ cho mình cốt cách thanh lịch Tràng An. Bất luận thời đại có làm con người nhếch nhác một cách có lí do thì cô Hiền và gia đình vẫn giữ nếp sống văn hoá. “Mùa đông ống mặc áo ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo mãng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm. Lại cái ăn nữa cũng không giông với số đông. Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giây bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định”.. Cô Hiền không thích xưng hô đánh đồng kiểu “đồng chí” thời chiến. Đó là lí do cô cau mặt gắt và thở dài quay đi khi chồng con xưng hô hai tiếng đó. Từ cái ăn, cái mặc đến cách nói năng của họ đều toát lên vẻ lịch thiệp, có văn hoá. Nó trở thành nền nếp, gia phong, bất di bất địch, khấc với những sinh thú lạc thời của vợ chồng Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt (Nam Cao). Chẳng thế mà ngoài bảy mươi tuổi, ngày Tết đến, bà Hiền vẫn “lau đánh một cái bát thuỷ tiên men đỏ, hai cái đầu rồng gắn nổi bằng đồng, miệng chân cũng đều bịt đồng”, thầm tiếc nuối: “Dân Hà Nội nhảy tàu lên Lạng Sơn buôn bán đủ thứ mà lại không buôn được vài ngàn củ thuỷ tiên nhỉ? Ví thử có thuỷ tiên liệu còn có người biết gọt tỉa thuỷ tiên?”, ở con người luôn biết nhận thức những giá trị chuẩn mực của cuộc sống đó còn là ý thức truyền dạy những điều hay lẽ phải để duy trì cốt cách văn hoá của người Tràng An. Cô Hiền vẫn răn các cháu- con nhân vật tôi: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, khcng được sống tuỳ tiện, buông tuồng?’.. Ta bắt gặp trong lời dạy ý vị của sự kiêu hãnh vấ lòng tự trọng, tự tôn cao độ. ý thức đó không mang tính thủ cựu, kì thị mà chỉ càng tộn lên nhân cách nhân vật.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn

Lòng tự trọng ấy cũng chính là ngọn nguồn của ý thức trách nhiệm công dân. Thời chiến tranh, những người con trai của cô tình nguyện ra trận. Cô thẳng thắn thừa nhận: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”.. Nguyễn Khải đã rất tinh tế khi xử lí những nét tâm trạng đối nghịch nhau kiểu này. Nhà văn công tâm không giấu giếm sự “đau đớn” của cô Hiền. Nó là tâm tư vốn có, chân thực nhất của bất kì người mẹ nào có con ra trận. Thái độ “bằng lòng” của cô xuất phát từ lòng tự trọng, vậy nên khi người con thứ hai ra làm đơn ra trận, cô vẫn không ngăn cản. Mọi suy nghĩ của cô Hiền đều rất công bằng: “Tao cũng muôn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì”.. Nếu trong lòng không sẵn có ý thức công dân cao độ thì không thể có được ý nghĩ bình thường mà cao đẹp như vậy. Ý thức tự trọng đã chi phôi nguyên tắc ứng xử của con người này, khiến bà luôn là mình mà cũng luôn được xung quanh nể phục vì ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Lòng tự trọng từ người mẹ còn có sức lan truyền cả tới thế hệ các con. Những người con của cô Hiền đã biết sống xứng đáng với niềm tự hào của mẹ.

Nếu cho thanh lịch, tự trọng là một nét tính cách truyền thống, cổ điển thì ở nhân vật cô Hiền, chúng ta còn gặp gỡ một số nét tính cách khá hiện đại, tân thời. Đi liền với thanh lịch vẫn là sự nhu mì, hiền thục nhưng cô Hiền từ thời thanh xuân đã nổi bật một cá tính sắc sảo. Trong salon văn chương, cô luôn tộ ra là người “vừa đẹp vừa thông minh, biết cách tự khoe bằng những mẩu chuyện rất duyên dáng của mình”.. Thái độ tin cậy những khách văn như ông Lê Văn Trương dành cho cô cũng là bằng chứng về sự mẫn tiệp của cô. Cá tính sắc sảo của cô Hiền bộc lộ rõ nhất trong những chiêm nghiệm về con người và thời cuộc.

Cô Hiền mở salon văn chương không phải để kiếm anh chồng một mai sẽ thành quan đốc, quan trạng, quan huyện. “Cái thời son trẻ” cô mới cho phép mình mộng mơ như vậy. Cả Hà Nội phải “kinh ngạc” khi cô quyết định chọn ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ làm chồng. Ngay cả chuyện sinh con, cô cũng có những tính toán hợp lí: “Từ nay là chấm dứt chuyện sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu ông và tôi sòng đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập, khỏi sống bám vảo các anh chị”. Quan niệm về hôn nhân, gia đình cho thấy nhân vật của Nguyễn Khải đủ tỉnh táo đê’ nhận thức đâu là lãng mạn viển vông, đâu là thực tế cần thiết. Hiện diện trước mắt chúng ta không phải là một người đàn bà yếu đuối chốn thành thị, chỉ biết dựa dẫm’ vào chồng. Cô Hiền như một “nội tướng” trong gia đình nhỏ của mình. Mọi đường đi nước bước trong cuộc sống đều được cô cân nhắc kĩ càng. Đó chính là lí do khiến cô luôn làm chủ mọi hoàn cảnh, tỉnh táo để phán xét hoàn cảnh và không bao giờ chịu làm nô lệ cho thời cuộc.

Khi người con trai thứ hai may mắn đỗ đại học với số điểm cao, được giữ lại trường, cô cẩn trọng phân tích: “Hiện tại thì nó may hơn anh, nhưng nếu anh nó còn sống thì cũng chưa biết đứa nào may hơn đứa nào”.. Không phải nhân vật của Nguyễn Khải quá hoài nghi cuộc sống. Đơn giản đó chỉ là những suy nghĩ thận trọng của con người sống trong xã hội nhiều biến động. Cô Hiền luôn giữ cho mình phong thái chủ động, tỉnh táo đủ. để nhận thức và ứng xử phù hợp với thời cuộc.

Xem thêm:  Bình giảng khổ thơ “Dốc lên khúc khuỷu…mưa xa khơi” trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng- Văn lớp 12

Đất nước độc lập cô Hiền đủ thông minh, nhạy bén để nhận thấy một số tồn tại.trong xã hội mới. Cô nhìn thấy sự can thiệp của chính phủ vào đời sống nhân dân, nhận thấy khoảng cách giai cấp chưa thể khoả lấp. Một người phụ nữ lại có.thể phân tích cho chồng hiểu một cách đúng đắn, thấu đáo tình thế của mình khi người chồng có ý định mua máy in: “ông sẽ phải thuê thợ chứ gì. Đã có thợ tất có chủ, ông muôn làm một ông chủ dưới chế độ này à?”, vẫn có những cán bộ nhà nước lặng lẽ quan sát mọi hành động của gia đình cô, nhưng cô không lúng túng, lo sợ mà chủ động lựa chọn một thái độ ứng xử đúng mực. Cô còn hài hước khẳng định mình chưa đủ tiêu chuẩn để phải học tập, cải tạo. Chi tiết người vú nuôi gắt ầm lên: “Nếu họ không tử tế tôi đã xéo đi từ lâu rồi không cần anh phải xui” đã minh chứng cho lối sống hoà hợp của gia đình cô Hiền.

Không mài vui trong chiến thắng của dân tộc, cô Hiền tự giác nghĩ đến chuyện làm ăn. Câu nói: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?” cho thấy nhân vật là người rất có trách nhiệm với cuộc sống của mình, nhạy bén, nhanh chóng thích ứng với thời cuộc. Có phần cực đoan khi kết luận: “Chế độ này không thích các nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không là nhục, nên tao chỉ cần đủ ăn”, cô Hiền đã lựa chọn một giải pháp kinh tế an toàn: bán hoa giây. Làm hoa giấy không giàu nhưng cũng đủ ăn, lại nhàn và không phải lo lắng gì. Đây cũng là công việc có phần nhẹ nhàng, thanh nhã, phù hợp với người như cô Hiền. Nhưng những khó khăn người phụ nữ này phải đối mặt cũng không ít: “Tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dầu họ có đủ tài để không phải sống bám”. Mặc đù vậy, cô không hề phàn nàn, kêu ca một tiếng. Ta bắt gặp ở đây đức vị tha một vẻ đẹp đầy nữ tính. Nó là nét tính cách bổ sung, điều hoà cho sự sắc sảo nổi bật ở nhân vật.

Trước bao biến động của cuộc sống, bà Hiền vẫn gìn giữ cho mình những nét đẹp nhất của nhân cách con người. Như ai đó đã khẳng định: “Ngay cả khi cơn lốc của nền kinh tế thị trường làm xói mòn đi nếp sống của Hà Nội ngàn năm văn vật thì cũng không thể làm lay chuyển ý thức của những con người luôn tin vào giá trị văn hoá bền vừng của Hà Nội không thể mất đi. Chỉ ra những nét tính cách phức tạp nhưng hết sức hợp lí của một người phụ nữ bình thường, Nguyễn Khải đã đề cao nét đẹp văn hoá Hà Nội ẩn chứa trong nhân vật bà Hiền”. Bà Hiền là biểu tượng không chỉ cúa một thời vàng son đã qua của Hà Nội mà còn là hiện thân của văn hoá Tràng An đững vững trong đảo điên thường nhật. Ở bà vẫn sáng lên một niềm tin trọn vẹn vào những giá trị văn hoá của cuộc sống. Sau sự kiện cây si bị bật gốc sống lại, trổ lá non, bà nói: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”.. Những điều kì diệu như thể chỉ có thể xảy ra nhờ những con người còn biết lưu giữ những giá trị đích thực của quá khứ như bà Hiền.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (lớp 10)

Có thể tính cách của bà Hiền chưa hẳn tiêu biểu cho tính cách người Hà Nội gốc nhưng như nhà vãn khẳng định: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thể. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi”.. Thời vàng son người phụ nữ này đã để lại cho thời đại những vẻ đẹp không gì có thể khuất lấp.

Trước một nhân cách như thế, nhân vật tôi – người cháu họ của nhân vật – hoá thân của nhà văn từ thái độ hoài nghi, giữ khoảng cách ban đầu đã gần gũi, không giấu sự ngưỡng mộ, và thành tâm ca ngợi: “Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá”.. Và biết là không tưởng nhưng nhà văn vẫn mong ước những giá trị văn hoá bền vững sẽ hoá thân vào hiện tại: “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng”.

Xây dựng nhân vật cô Hiền, Nguyễn Khải đã thể hiện ý thức khám phá con người ở những khía cạnh nhân bản nhất. Từ nhãn quan văn hoá, Nguyễn Khải đã phát hiện ở cô Hiền vẻ đẹp cá tính, sắc sảo mà vẫn thanh lịch, hào hoa, nữ tính; truyền thống mà vẫn hiện đại. Truyện được viết năm 1990, thời điểm này xã hội Việt Nam hiện đại đã đặt ra nhiều thách thức với những giá trị văn hoấ truyền thống. Cô Hiền là một biểu tượng đẹp mà Nguyễn Khải lưu lại cho cuộc đời này, để các thê hệ sau chiêm nghiệm, học tập.

Cùng với chị Vách (Đời khổ), chị Đại, bà Bơ (Nắng chiều)…, cô Hiền là nhân vật tiêu biểu cho những người phụ nữ của đời thường được Nguyễn Khải yêu quí, lựa chọn và thể hiện thành công trọng sáng tác của mình. Cũng từ nhân vật cô Hiền nói riêng và các nhân vật nêu trên, chúng ta được tiếp cận với một nét phong cách nổi bật của Nguyễn Khải, đó chính là hứng thú phân tích cuộc sống và say mê con người. Đế’ đạt được thành công đó, ngoài tài năng và tâm huyết của một nhà văn chân chính, chúng ta không thể không nhắc đến sự trải nghiệm, gắn bó của chính tác giả với Hà Nội, sự am hiểu sâu sắc con người Tràng An, nếp sống Tràng An từ chính gia đình ông.

Giữa muôn vàn người Hà Nội, cô Hiền trong sáng tác của Nguyễn Khải vẫn là một người Hà Nội đặc biệt, luôn khiến mọi người bất ngờ và nể phục. Từ con người này, chúng ta phần nào cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, chân thực của người bình thường mà cuộc đời họ song hành cùng những chặng đường gian lao của đất nước và chính họ đã đi qua.

Hocvanvanhoc.com

Check Also

hinh anh nu sinh cap 3 dep voi goc chup nghieng 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *