Phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

Phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

Hướng dẫn

Đề bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là bài học giữ nước, về tinh thần cảnh giác với kẻ thù, đó cũng là chuyện tình đẹp nhưng đầy bi kịch của Mị Châu và Trọng Thủy. Anh chị hãy phân tích nhân vật An Dương Vươngtrong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy để thấy được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của câu chuyện này.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về truyền thuyết: Giá trị lớn nhất của truyền thuyết là thông qua những chi tiết kì ảo, hoang đường tác giả dân gian thể hiện được những quan niệm, bài học sâu sắc cho những thế hệ sau. Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là câu chuyện như thế.

2. Thân bài

– Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy ca ngợi công lao to lớn của An Dương Vương, đồng thời qua đó mang đến bài học giữ nước, về mối quan hệ giữa những tình cảm cá nhân với trách nhiệm với cộng đồng.

– Trong truyện, An Dương Vương hiện lên là một vị vua có tài thao lược, có công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước:

+ An Dương Vương nhận ra được rằng khi thế và lực chưa đủ mạnh thì rừng núi sẽ tiện cho việc phòng thủ nhưng khi đất nước thái bình thì ắt phải dời đô đến đồng bằng.

+ An Dương Vương đã cho quân xây thành, chế Nỏ

–> Nhờ có Nỏ thần mà An Dương Vương đã nhiều lần khiến cho quân Triệu Đà thua lớn, buộc phải rút quân về nước.

– An Dương Vương cũng có những sai lầm chết người, đó là sự chủ quan khinh địch dẫn đến bi kịch mất nước.

– Khi có Nỏ thần, An Dương Vương nảy sinh tâm lí chủ quan, khinh địch:

Xem thêm:  Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện. Chuyến tàu đó đã được miêu tả như thế nào và theo em, hình ảnh đó có ý nghĩa gì?-

+ đồng ý lời cầu hôn của Triệu Đà

+ khi quân Triệu Đà kéo vào thành An Dương Vương vẫn ỷ vào Nỏ thần mà ung dung ngồi đánh cờ.

– Bị đẩy đến đường cùng, An Dương Vương đã mang con gái lên ngựa bỏ chạy.

– An Dương Vương đã tuốt gươm chém chết Mị Châu.

–> An Dương Vương đặt lợi ích của dân tộc trên hết, tạm gác tình cảm riêng tư để trừng trị kẻ “phản nghịch” theo đúng lẽ.

3. Kết bài

Nhân vật An Dương Vương được xây dựng với hai phần công và tội, qua đó thể hiện sự công bằng của nhân dân trong việc nhận định, đánh giá những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

II. Bài tham khảo

Truyền thuyết là thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam, các tác phẩm truyền thuyết thường phản ánh lịch sử, văn hóa bằng lăng kính chủ quan của con người, được kết hợp với những yếu tố hư cấu, hoang đường. Tuy nhiên, giá trị lớn nhất của truyền thuyết là thông qua những chi tiết kì ảo, hoang đường tác giả dân gian thể hiện được những quan niệm, bài học sâu sắc cho những thế hệ sau. Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là câu chuyện như thế.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy ca ngợi công lao to lớn của An Dương Vương, đồng thời qua đó mang đến bài học giữ nước, về mối quan hệ giữa những tình cảm cá nhân với trách nhiệm với cộng đồng.

Trong truyện, An Dương Vương hiện lên là một vị vua có tài thao lược, có công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước. Chân dung một vị vua toàn tài trước hết thể hiện ở tầm nhìn chiến lược, An Dương Vương nhận ra được rằng khi thế và lực chưa đủ mạnh thì rừng núi sẽ tiện cho việc phòng thủ nhưng khi đất nước thái bình thì ắt phải dời đô đến đồng bằng.

Xem thêm:  Phân tích Thu Hứng 1 của Đỗ Phủ.

Không những thế khi đã đóng đô ở Cổ Loa, để tạo thế bảo vệ vững chắc nhất cho đất nước, triều đại An Dương Vương đã cho quân xây thành. Chi tiết này đã bộc lộ trọn vẹn tài năng hơn người cùng bản lĩnh vững vàng của vị vua này. Đứng trước khó khăn thành xây lên lại đổ, An Dương Vương không hề nản lòng mà lập đàn trai giới, cuối cùng cảm động trước tấm lòng yêu nước của An Dương Vương, thần Kim Quy đã trợ giúp xây thành, đồng thời dạy cho An Dương Vương bí quyết làm Nỏ thần.

Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của trí tuệ cả dân tộc được tác giả khéo léo thể hiện thông qua hình ảnh Nỏ thần, đó là sức mạnh không gì có thể cản nổi, nó có thể cuốn trôi mọi kẻ thù cướp nước. Nhờ có Nỏ thần mà An Dương Vương đã nhiều lần khiến cho quân Triệu Đà thua lớn, buộc phải rút quân về nước.

An Dương Vương là người có công lao to lớn trong việc xây dựng, bảo vệ đất nước. Phần đầu của truyền thuyết cũng đã thể hiện được sự trân trọng, ngợi ca đầy tự hào của nhân dân đối với An Dương Vương. Tuy nhiên, nhân dân cũng là những người sáng suốt, đánh giá công bằng nhất, bởi bên cạnh những công lao dựng xây thì An Dương Vương cũng có những sai lầm chết người, đó là sự chủ quan khinh địch dẫn đến bi kịch mất nước.

Khi có Nỏ thần, An Dương Vương nảy sinh tâm lí chủ quan, khinh địch. Sự chủ quan này trước hết thể hiện trong việc đồng ý lời cầu hôn của Triệu Đà, khi chấp nhận Trọng Thủy là con rể An Dương Vương đã bắt đầu nuôi lớn mầm họa, nuôi giặc trong nhà. Thế nhưng An Dương Vương vẫn không có chút lo lắng, hay đề phòng. Thậm chí khi quân Triệu Đà kéo vào thành An Dương Vương vẫn ỷ vào Nỏ thần mà ung dung ngồi đánh cờ.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ Viếng lăng Bác

Bị đẩy đến đường cùng, An Dương Vương đã mang con gái lên ngựa bỏ chạy. Khi nghe lời kết tội của thần Kim Quy “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Đến lúc này An Dương Vương mới ngỡ ngàng nhận ra những sai lầm của mình. Đứng ở vị trí của người đứng đầu, An Dương Vương đã tuốt gươm chém chết Mị Châu.

Mọi sai lầm đều gây ra những hậu quả, nhưng sai lầm của người đứng đầu thì không thể sửa chữa, bởi hậu quả mà nó gây ra đó là nước mất, nhà tan. Tuy có những lúc chủ quan, kinh địch chưa thực hiện hết trách nhiệm của một vị vua nhưng đến giây phút cuối cùng, An Dương Vương vẫn đặt lợi ích của dân tộc trên hết, tạm gác tình cảm riêng tư để trừng trị kẻ “phản nghịch” theo đúng lẽ.

Nhân vật An Dương Vương được xây dựng với hai phần công và tội, qua đó thể hiện sự công bằng của nhân dân trong việc nhận định, đánh giá những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. An Dương Vương tuy có những sai lầm chết người nhưng không thể phủ nhận tài năng hơn người và bản lĩnh vững vàng của người đứng đầu.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinhuyen 20181115 040141 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *