Phân tích Lời tiễn dặn trích Tiễn dặn người yêu của đồng bào dân tộc Thái

Phân tích Lời tiễn dặn trích Tiễn dặn người yêu của đồng bào dân tộc Thái

Hướng dẫn

Tiễn dặn người yêu là những tâm sự đầy xót xa của chàng trai khi đứng nhìn cô gái mình yêu bước về nhà chồng. Anh chị hãy phân tích đoạn trích “Lời tiễn dặn”, trích Tiễn dặn người yêucủa đồng bào dân tộc Thái để thấy được những tâm sự, cảm xúc đầy xót xa của chàng trai.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích Lời tiễn dặn

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích: Đoạn trích “ Lời tiễn dặn” được trích trong tác phẩm “Tiễn dặn người yêu” là một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian các dân tộc ít người của Việt Nam.

2. Thân bài

  • Nỗi đau khổ của cô gái khi phải theo về nhà chồng: Mỗi đoạn đi đều được khắc họa lại kết hợp với sự ngóng trông của cô gái “tới rừng ớt, tới rừng cà, tới rừng lá ngón” thể hiện rõ trạng thái dùng dằng, bồn chồn của cô
  • Tâm trạng và tình cảm của chàng trai khi tiễn người yêu về nhà chồng: Tâm trạng của anh đầy rối bời, đầy mâu thuẫn giữa tình cảm của anh và hiện thực không thể gắn bó, người yêu đi lấy chồng
  • Lời tiễn dặn người yêu khi tiễn về nhà chồng: Lời dặn dò của chàng trai lúc tiễn người yêu đi lấy chồng cũng chính là lời hẹn ước
  • Lời tiễn dặn khi chứng kiến hoàn cảnh người yêu tại nhà chồng: Từng lời nói đều ẩn chứa nỗi xót xa, đau đớn, hơn cả nỗi đau mà cô gái phải gánh chịu

3. Kết bài

Ý nghĩa của đoạn trích: Đoạn trích “Lời tiễn dặn” là những lời dặn dò tha thiết, hay chính là những lời phản kháng tới tập tục hôn nhân của dân tộc Thái ngày xưa.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về sự chia sẻ – văn lớp 12

II. Bài tham khảo cho đề phân tích Lời tiễn dặn

Đoạn trích “ Lời tiễn dặn” được trích trong tác phẩm “Tiễn dặn người yêu” là một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian các dân tộc ít người của Việt Nam. Đây là một truyện thơ của dân tộc Thái, mang đậm yếu tố tự sự trữ tình, thể hiện một cách sinh động tình nghĩa tha thiết, thủy chung và khát vọng hạnh phúc lứa đôi của đôi nam nữ người Thái.

Đoạn trích bao gồm hai lời tiễn dặn, lời tiễn dặn ở phần một là lời dặn dò của chàng trai khi anh chạy theo chị tiễn cô về tận nhà chồng. Ở phần hai, lời dặn dò của anh là lời khuyên chị khi anh tận mắt chứng kiến chị bị nhà chồng đánh đập, hành hạ. Cả đoạn thơ đều là lời của anh và đó là sự khẳng định về tình yêu tha thiết, thủy chung bền chặt của chàng trai.

Mở đầu đoạn trích là nỗi khổ đau của cô gái khi phải theo về nhà chồng mà chưa kịp gặp người yêu để từ biệt. Đó là tâm trạng bồn chồn, đau khổ và bất an “vừa đi vừa ngoảnh lại”, “vừa đi vừa ngoái trông”, bước càng thêm xa thì lòng cô lại càng thêm đau và nhung nhớ. Mỗi đoạn đi đều được khắc họa lại kết hợp với sự ngóng trông của cô gái “tới rừng ớt, tới rừng cà, tới rừng lá ngón” thể hiện rõ trạng thái dùng dằng, bồn chồn của cô, đồng thời các rừng cây được kể tăng theo nỗi đắng cay, đau khổ của cô gái.

Tất cả hình ảnh đó cho thấy sự bế tắc và lo lắng về một cuộc hôn nhân không tình yêu. Trước tình cảnh người yêu đi lấy chồng, chàng trai đã bộc lộ tâm trạng và tình cảm của mình trên đường tiễn đưa người yêu về nhà chồng. Anh muốn tiễn chị đến tận nhà chồng, điều đó thể hiện tình cảm tha thiết và sâu sắc của anh. Tâm trạng của anh đầy rối bời, đầy mâu thuẫn giữa tình cảm của anh và hiện thực không thể gắn bó, người yêu đi lấy chồng (thậm chí là đã có con với chồng). Lời dặn dò của chàng trai lúc tiễn người yêu đi lấy chồng cũng chính là lời hẹn ước. Anh khẳng định sẽ chờ đợi cô gái trong mọi thời gian và mọi tình huống, những bước đi của thời gian được các tác giả dân gian diễn tả bằng những hình ảnh quen thuộc, thuần phác cuộc sống người dân tộc như: đợi tới tháng năm lau nở, đợi mùa nước đổ cá về, đợi chim tăng ló gọi hè,…

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về tác giả Nguyễn Du- Văn lớp 10

Tất cả đã góp phần phác họa tình cảm chân thực, bền chặt của chàng trai dân tộc Thái. Lời dặn dò đó chính là tình nghĩa thủy chung và vĩnh cửu của chàng trai, tuy nhiên khi phải chờ đợi chính là thể hiện thái độ bất lực, đành chấp nhận vì hoàn cảnh và số phận của mình. Cuộc sống của cô gái sau khi về nhà chồng ra sao chàng trai đều được chứng kiến tất cả, lời tiễn dặn lúc trước là đợi chờ thì lần này là mong muốn thoát khỏi định kiến để gắn bó với nhau: “đôi ta cùng gỡ”, “ta vuốt lại quay guồng ta trôi nổi ao chùng”,…

Chàng trai khi phải chứng kiến cảnh người yêu bị hành hạ đã rất mực cảm thông và chăm sóc cho cô, anh dành những lời lẽ và hành động rất mực yêu thương cho cô: “dậy đi em”, “đầu bù anh chải”, “tóc rối anh búi”, làm ống thuốc em uống khỏi đau,… Từng lời nói đều ẩn chứa nỗi xót xa, đau đớn, hơn cả nỗi đau mà cô gái phải gánh chịu. Anh thương yêu cô, con của cô nhưng anh xem chẳng khác gì là con của mình. Tình cảm xót thương của anh là sức mạnh để có thể phá tung sợi dây tập tục của người Thái đang trói buộc tình yêu của anh. Hai lời tiễn dặn của chàng trai mặc dù ở hai hoàn cảnh khác nhau nhưng chung quy lại đều thể hiện tình yêu sâu sắc, thủy chung và ý chí quyết tâm vượt mọi trở ngại để gắn bó với nhau.

Xem thêm:  Giới thiệu về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc đầy đủ chi tiết nhất

Đoạn trích “Lời tiễn dặn” là những lời dặn dò tha thiết, hay chính là những lời phản kháng tới tập tục hôn nhân của dân tộc Thái ngày xưa. Những tập tục lạc hậu đã giết chết tình cảm yêu thương tự nhiên của con người, khiến cho họ mất đi tự do, mất quyền được hạnh phúc. Lời tiễn dặn đồng thời đã thể hiện khát vọng tự do, hạnh phúc đôi lứa của các chàng trai, cô gái.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

hinh gai xinh hoc sinh de thuong 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *