Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ “Từ ấy” của nhà thơ “Tố Hữu”. Từ đó, em rút ra cho mình bài học cần thiết trong cuộc sống
Gợi ý
Trong bài “Câu chuyện thơ”, Tố Hữu đã viết như sau về bài thơ “Từ ấy”: “Từ ấy” là một tàm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sông, dám đấu tranh”. Và quả thực, có thể tìm thấy trong bài thơ tiếng reo ca của một người trong niềm hạnh phúc vô biên:
“Từ ấy trong tôi bửng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
(Từ ấy – Tố Hữu)
Tố Hữu được giác ngộ và bắt đầu hoạt động cách mạng từ năm 1937. Tháng 7/1938 là thời điểm nhà thơ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. “Từ ấy” chính là cái mốc đánh dấu thời điểm đó. Và khổ thơ đầu là khổ thơ diễn tả niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của đảng. Hai câu thơ đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình. “Từ ấy” là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu, khi đó nhà thơ mới 18 tuổi. Cánh cửa “Từ ấy” trở nên kì diệu, thiêng liêng bởi nó mở ra những điều mới mẻ, lạ lẫm, bất ngờ chưa từng có trước đó. Nó trở thành thời điểm có ý nghĩa khai sinh, bước ngoặt. Và sau “Từ ấy”, tất cả mọi thứ đã thay đổi, tươi sáng. “Nắng hạ” và “mặt trời chân lí chói qua tim” là những hình ảnh ẩn dụ gắn liền với lí tưởng cách mạng. Nó được nhắc đến với một niềm xúc động thành kính thiêng liêng, là những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc. Mặt trời gợi lên nguồn sáng ấm nóng, rực rỡ, bất diệt. Nắng hạ mãnh liệt dồi dào. Nhắc đến nắng hạ và mặt trời người ta thường nghĩ đến những sức mạnh có tác dụng sưởi ấm con người và tâm hồn của họ. Nếu mặt trời của đời thường toả sáng, hơi ấm và sức sống thì Đảng cũng là nguồn sáng diệu kì toả ra những tư tưởng đúng đắn, định hướng con người. Đó là một cách gọi thành kính, ân tình. Ta có thể bắt gặp hình ảnh này trong rất nhiều những bài thơ khác nữa của nhà thơ khi viết về lí tưởng. Lí tưởng cách mạng đến với nhà thơ như một nguồn ánh sáng chói loà xoá tan màn đêm tăm tối, chấm dứt những ngày tháng “không đổi nhưng mà trôi cứ trôi” của người thanh niên trí thức tiểu tư sản. Phút giây bắt gặp lí tưởng trở thành “bừng nắng hạ”, “chói qua tim”. Những động từ mạnh “bừng”, “chói” cho thây ảnh hưởng lớn lao của nguồn sáng chân lí mới đến với nhà thơ: ánh sáng chân lí đã xua tan sương mù trong ý thức người tư sản và mở ra trong họ những chân trời mới.
Mặt trời ánh sáng đem lại sự sông. Và tâm hồn nhà thơ đã hoá thành một khu vườn tưng bừng sức sông trong hình ảnh so sánh:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Bút pháp lãng mạn cùng với biện pháp so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với cách mạng. Niềm vui hoá thành âm thanh rộn ràng như chim hót, thành sắc lá, sắc hoa tơi xanh, thành hương hoa lan toả ngọt ngào. Lối vắt dòng từ câu trước sang câu sau khiến cho ý thơ cũng như hình ảnh thơ như lan tràn, bao bọc khắp nơi. Và lời thơ trở thành một lời reo vui, phấn khởi tỏ bày. Đối với khu vườn, còn gì đáng quí hơn ánh mặt trời ấm áp chiếu sáng? Và đốì với tâm hồn người thanh niên, còn gì đáng quí hơn khi có một lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt? Phải hiểu hết tâm sự của nhà thơ trước thời điểm ẩy ta mới hiểu sâu sắc ý nghĩa của cuộc gặp gỡ làm thay đổi cuộc đời này đối với tác giả:
“Đâu những ngày xa tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi dòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời”.
Bao băn khoăn, “vẩn vơ”, bế tắc phút chốc được khai quang bởi “Mặt trời chân lí chói qua tim”, hoá thành niềm vui dạt dào bay bổng trên đôi cánh của trí tưởng tượng:
“Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời”
Đảng thực sự đã là một mùa xuân để mang lại mùa xuân cho bao tâm hồn khác. Niềm say mê, vui sướng của nhà thơ tù khi bắt gặp lí tưởng của đảng đó cũng chính là một lời biết ơn giành cho Đảng. Cách mạng với nghệ thuật mà trái lại, đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại cảm hứng mới cho hồn thơ. Đảng đã cho không chỉ cái tôi ấy mà còn cả biết bao tâm hồn khác nữa được “sáng mắt, sáng lòng”.
Đọc khổ thơ cũng như cả bài thơ, mỗi chúng ta đều cảm thấy sâu sắc hơn ý nghĩa và vai trò của Đảng đối với lịch sử dân tộc, với cuộc sống và sự tiến bộ trong cuộc sống dân tộc mà thêm yêu, thêm tự hào và cố gắng phân đấu để luôn xứng đáng, để cho “mặt trời chân lí” ấy ngày càng toả sáng. Suy ngẫm về niềm hân hoan của người thanh niên trẻ tuổi, ta nhận lại cho mình nhiều bài học cần thiết và có ý nghĩa trong cuộc sống. Phải có một lí tưởng và thái độ sống đúng đắn người thanh niên kia mới có thể nhận ra được ánh sáng trên con đường cách mạng. Con đường ây dù hứa hẹn phía trước rất nhiều gian khổ nhưng con người vẫn vững tin vào một ngày mai tươi sáng. Đó là điều cần thiết trong mọi thời đại. Xã hội ngày càng phát triển cùng với nó là những biến ảo không ngờ. Là một người có bản lĩnh con người phải có ý thức phân biệt phải trái rõ ràng, sáng suốt nhận và và lựa chọn cho mình một con đường, một hướng đi đúng đắn. Cái “bừng nắng hạ” của Tố Hữu là một phút giây đốn ngộ huy hoàng. Tìm ra được lẽ sống đúng đắn cho mình, con người ta cũng sẽ có được những phút giây vui sướng như vậy. Đối với những người trẻ tuổi, hiểu được những điều ấy vô cùng ý nghĩa. Hơn thế nữa, đó còn là một bài học về cuộc đời. Cuộc đời chỉ thực sự đẹp và có ý nghĩa khi con người ta biết khám phá ra vẻ đẹp và biết cách để tận hưởng nó. Phải biết mở rộng lòng mình ra để đón nhận tất cả những vang động của cuộc đời, mở rộng lòng để thấy cuộc đời thật đẹp và luôn đầy ắp những điều đáng cho ta mơ ước, đáng cho ta phân đấu. Khổ thơ mang đến cho người ta ví dụ về một lối sống đích thực, một niềm vui sống khi có tìm được lí tưởng sống đúng đắn để ta biết cô gắng hơn trong cuộc sống hiện tại này.
“Từ ấy” là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Niềm vui sướng của anh thể hiện ngay trong những dòng đầu của bài thơ là một niềm hạnh phúc vô bờ bến, là động lực để anh cống hiến và ngày càng cống hiến nhiều hơn cho Đảng, cho cuộc sống, để sự sống trở nên có ý nghĩa. Bài thơ mang lại cho mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta bài học cần thiết trong cuộc sống, để cuộc sống của ta cũng trở nên có ý nghĩa hơn, để ta cũng sẽ được đón nhận những niềm vui như Tố Hữu từng đón nhận:
“Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”
Hocvanvanhoc.com