Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn văn sau: “… Thấy mẹ,… không?” (Trích Vợ nhặt của Kim Lân trong Truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1985, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1985)
Gợi ý
Đề bài:
Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn văn sau:
"… Thấy mẹ, Tràng reo lên nh một đứa trẻ, và gọi với vào trong nhà:
– u đã về đấy!
Hắn lật đật chạy ra đón.
– Hôm nay sao u về muộn thế? Làm tôi đợi nóng cả ruột.
Bà cụ Tứ nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi:
– Có việc gì thế vậy?
– Thì u cứ hẫng vào trong nhà đã nào.
Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thê’ kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn cha nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.
Tràng tươi cười:
– Thì u hẫng vào ngồi lên giưởng lên giếc Chĩnh Chiện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:
– u đã về ạ!
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mẹ:
– Kìa nhà tôi nó chào u.
Thấy mẹ vần cha hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:
– Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… chẳng qua nó cũng là cái số cả…
Bà lão cúi đầụ nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ốy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”.
(Trích Vợ nhặt của Kim Lân trong Truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1985, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1985).
Bài làm
“Vợ nhặt”, là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Kim Lân, viết về cuộc sống ngột ngạt của nhân dân ta mà tiêu biểu là gia đình bà cụ Tứ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Ngòi bút nhân đạo của Kim Lân vừa thể hiện ở sự thông cảm cho những số phận cùng khổ, vừa thể hiện ở sự phát hiện, khẳng định vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu sau cái bề ngoài xác xơ vì đói khổ của nhân vật. Trong ba nhân vật chính của truyện (bà cụ Tứ, Tràng và người đàn bà vợ Tràng), bà cụ Tứ, mẹ Tràng là nhân vật có tâm trạng phức tạp mà nhân hậu vô cùng đã thể hiện nội dung nhân đạo sâu sắc, cảm động trong tác phẩm. Sau đây, bài viết sẽ đi sâu phân tích đoạn trích: "… Thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ…” đến: “ có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không’?.”., góp phần làm sang tỏ thành công của ngòi bút tài hoa Kim Lân trong việc miêu tả trạng thái tâm lí nhân vật bà cụ Tứ.
Trước tiên, ta cần hiểu bối cảnh truyện hay chính là hoàn cảnh gia đình nhà cụ Tứ. Ấy là vào năm Ất Dậu, cái năm vẫn được nhiều người lớn tuổi quen gọi là năm “đói”. Cái nạn đói của năm Ất Dậu không bao giờ quên được có lẽ là tai họa thảm khốc nhất của một dân tộc mà số phận vốn đã lắm tai nhiều họa. Bởi lẽ chưa có một thủy tai, hỏa hoạn nào, chưa có một dịch bệnh nào và thậm chí chưa có một cuộc chiến tranh nào đã có thể- như cái nạn đói khủng khiếp kia – cướp đi của nước Việt Nam ngót một phần mười dân số. “Vợ nhặt” được hoàn thành khá lâu sau năm đó. Nhưng cảm quan về cái đói, có thể nói, đã thấm đến tận cái nhìn vào cảnh vật của tác giả. Tràng, nhân vật chính của ‘Vợ nhặt” đã được Kim Lân cho xuất hiện trên nền khung cảnh đó. Một con người hoang sơ, ngật ngưỡng bước đi trong ánh chiều tàn của cuộc sống không ra cuộc sống. Tràng, qua cách miêu tả của Kim Lân, như kết tinh cái phần hoang dã trong con người, cái phần xa lạ hẳn với mọi kiểu cách trau chuốt của xã hội văn minh. Chưa kể, Tràng lại là một kẻ ngụ cư, một loại người lúc bấy giờ vẫn bị coi khinh, ruồng bỏ, một thứ cỏ rác của hương thôn. Nhưng: “ Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều, người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa”. Tràng có vợ. Người như Tràng mà lại có vợ. Mà lại có vợ một cách hiển hách, oanh liệt, cứ y như một anh chàng tốt số, đào hoa: chỉ buông ra có một lời ỡm ờ tán tỉnh mà “cô nàng” đã vội vã theo không. Hạnh phúc đột ngột đã khiến cho anh cu Tràng rất đỗi ngỡ ngàng.
Quá trình tâm lí ở cụ Tứ có phần phức tạp hơn so với nhân vật Tràng. Nếu ở đứa con trai, niềm vui làm chủ, tâm lí phát triển theo “chiều thẳng đứng”, phù hợp với một chàng rể trẻ tuổi đang tràn trề hạnh phúc thì ở bà mẹ, tâm lí vận động theo kiểu “gấp khúc”, hợp với những nỗi niềm trắc ẩn trong chiều sâu của người già từng trải và nhân hậu.
Cũng như con trai, khởi đầu.tâm lí ở bà cụ Tứ là sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến sững sờ. Anh con trai ngỡ ngàng bởi một cái đã biết, còn bà mẹ ngỡ ngàng như một cái dường như không hiểu được. Tình huống đặc biệt làm cho bà cụ Tứ ngạc nhiên, ấy là việc con trai mình đã lấy vợ. Bà cụ ngạc nhiên vì con mình nghèo, xấu xí, dân ngụ cư, lại đang thời buổi đói khát, nuôi thân chẳng xong lại dám lấy vợ và có người đồng ý làm vợ. Khi bà cụ Tứ đi làm về, bà đã không khỏi sững sờ khi thấy một cô gái lạ xuất hiện trong nhà bà. Trạng thái ngỡ ngàng ấy được khơi sâu bởi hàng loạt những câu hỏi nghi vấn: “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong đấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đừng ngay đẩu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?”. Rồi lại: “Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Trái tim người mẹ có con trai lớn vốn rất nhạy cảm về điều này, vậy tại sao Kim Lân lại để cho nhân vật người mẹ ngơ ngác lâu đến thế? Một chút quá đà, một chút “kịch” trong ngòi bút Kim Lân chăng?.Không, nhà văn của của đồng nội vốn không quen tạo dáng. Đây là nỗi đau của người viết: chính sự cùng quẫn của hoàn cảnh đã đánh mất ở người mẹ sự nhạy cảm đó.
Nếu ở Tràng, sự ngỡ ngàng đi thẳng tới niềm vui, thì ở bà cụ Tứ, sự vận động tâm lí phức tạp hơn. Từ sự ngỡ ngàng, tâm trạng cụ Tứ chuyển tới nỗi lòng éo le vừa mừng, vừa tủi. Sau khi hiểu ra mọi chuyện, bà lão “cúi đầu nín lặng”. Sự nín lặng đầy nội tâm. Đó là nỗi niềm xót xa, lo, thương lẫn lộn. Khi đã vỡ lẽ, đã hiểu ra con mình “nhặt” được vợ, bà liên tưởng đến bao cơ sự “oái oăm”, “ai oán”, “xót thương” cho số kiếp của đứa con trai mình. Bà liên tưởng đến người chồng quá cố, đến đứa con gái đã qua đời, long bà trĩu nặng tủi buồn, xót xa.
Bà cụ Tứ mừng cho con từ nay yên bề gia thất, tủi thân làm mẹ không lo nổi vợ cho con. Giờ đây, giữa lúc người chết đói “như ngả rạ” lại có người theo con trai bà về làm vợ. Rồi bà nghĩ đến bổn phận cha mẹ sinh thành, dưỡng dục, tạo lập hạnh phúc cho con:
“Trồng cây những muốn cây xanh
Nuôi con những muốn mong thành thất gia”
Nhưng bà chẳng làm được. Cái tủi, cái buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn. Biết lấy gì để cúng tổ tiên, để trình làng khi con đã có vợ. Chừng ấy năm sống trên đời mách bảo bà lão rằng mối duyên kiếp trớ trêu hình như không nên có: “Chao ôi, người ta dựng vợ, gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con dẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…”. Bà cụ Tứ khóc vì mừng con có vợ, khóc vì thương con dâu không biết làm sao vượt qua nỗi khốn khó này. Dễ thấy nhân vật bà cụ Tứ không mang nhiều nét hài hước như vợ chồng Tràng. Điều đó có thể được lí giải bởi nhà văn kính trọng người mẹ, kính trọng tuổi già, kính trọng nỗi khổ đau suốt một đời đã đè nặng lên đôi vai của con người. Vả chăng, với nhân vật bà cụ Tứ, nhà vãn còn có dịp nhìn việc lấy vợ của Tràng từ một góc độ khác. Con người già cả ấy đánh giá sự việc bằng kinh nghiệm và từng trải, lòng đầy ám ảnh của một quá vãng nặng trĩu những đắng cay.
“Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết ràng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?” Bao nhiêu tình yêu chân thành tha thiết của người mẹ thể hiện trong những lời giản dị, mộc mạc ấy. Bà cụ xót xa thương dâu, thương con, tủi phận mình. Bao nhiêu lo lắng cứ ngổn ngang trong lòng. Bà cụ Tứ thực sự lo lắng cho con trai, con dâu, lo cho cái gia đình nghèo túng của bà giữa lúc đói kém này liệu có nuôi nổi nhau? Tương lai rồi sẽ ra sao… Bà chấp nhận cái “hạnh phúc” oái oăm, éo le của gia đình mình. Đó là nỗi lo, nỗi thương của người mẹ từng trải, hiểu đời, có tấm lòng sâu thẳm đối với gia đình mình.
Tình thương của bà mẹ nhân hậu mứi bao dung làm sao: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?” Trong chữ “chúng nó”, người mẹ đã di từ lòng thương con trai sang con dâu. Trong chữ “cúi dầu”, bà mẹ tiếp nhận hạnh phúc của con bằng kinh nghiêm sống, bằng sự trả giá của một chuỗi đời nặng nhọc, bằng ý thức sâu sắc trước hoàn cảnh, khác hẳn anh con trai, tiếp nhận hạnh phúc bằng một nhu cầu, bằng một ước mơ tinh thần phơi phới.
Không dừng lại ở đó, ngòi bút của Kim Lân tiếp tục hướng tới thứ ánh sáng kì diệu tỏa ra từ đức tin của người mẹ già đã ở cái độ gần đất, xa trời. Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới tinh thần lạc quan mà người mẹ già đã truyền cho những đứa con ở phần sau của câu chuyện. Trong cái mừng, cái tủi, cái lo người đọc vẫn thây được niềm vui của bà cụ. Một niềm vui tội’nghiệp không sao cất cánh lên được, cứ bị cái buồn, cái lo níu kéo xuống. Nhưng bà cụ Tứ cố vui và cố làm cho con trai, con dâu vui. Vui trong ý nghĩ tốt đẹp về tương lai, vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa, vui trong bữa cơm đầu tiên có con dâu với món cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ”.Mặc dù cuộc sống khắc nghiệt, ngặt nghèo đến tàn bạo đã đầy đọa mẹ con bà. Bà vẫn cố tạo không khí hòa thuận, ấm cúng trong gia đình và kể chuyện làm ăn, nuôi gà… tươi cười đon đả cho con dâu khỏi ngậm ngùi.
Thành công của nhà văn là đã thấu hiểu và phân tích được tâm lí khá tinh tế của con người trong một hoàn cảnh đãc biệt, ở trích đoạn này, nhân vật bà cụ Tứ đã thể hiện được chiều sâu nội tâm phong phú, phức tạp nhưng phù hợp với quy luật khách quan. Cũng không thể phủ nhận, để có được thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, nhà ỵăn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện vô cùng độc đáo và lí thú. Từ tài dựng truyện và tài dẫn truyện, Kim Lân đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo rồi cũng chính từ đó mà khơi ra mạch chảy tâm lí cực kì tinh tế ở mỗi nhân vật, đặc biệt là nhân vật bà cụ Tứ.
Qua việc khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong trích đoạn cũng như toàn thiên truyện; ta thấy nổi bật quan điểm nhân đạo sâu sắc mà nhà văn Kim Lân muôn gửi gắm. Ay.là khi nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quất. Trong bất cứ hoàn cảnh khôn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai.
Thông điệp của Kim Lân là một thông điệp mang ý nghĩa nhân văn. Trong tiểu thuyết nổi tiếng “Thép đã tôi thế đấy”, nhà văn Nhicolai Oxtropxki đã để cho nhân vật Paven Coocsaghin ngẫm nghĩ: “Hãy biết sống cả những khi cuộc đời trở nên không thể chịu được nữa”. Bà cụ Tứ là minh chứng cho những người nghèo khổ đã “biết sống”, biết chấp nhận với một tình yêu thương vô bờ bến để những người thân yêu của mình có thể nương tựa mà vượt qua. Thông điệp này đã được Kim Lân chuyển hóa thành một thiên truyện ngắn xuất sắc. Với trích đoạn cảm động, nhà văn đã để lại dâu ấn đậm nét về bút pháp miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ và hấp dẫn.
Hocvanvanhoc.com