Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão để thấy được hào khí Đông A của đội quân Sát Thát thời Trần

Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão để thấy được hào khí Đông A của đội quân Sát Thát thời Trần

Hướng dẫn

Đề bài: Tỏ lòng là bài thơ thể hiện rõ nét hào khí Đông A thời nhà Trần. Anh chị hãy phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão để thấy được hào khí Đông A của đội quân Sát Thát thời Trần.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: Hòa chung với chủ nghĩa yêu nước, hào khí Đông A oanh liệt, mạnh mẽ thời Trần, Tỏ lòng không chỉ thể hiện tình yêu nước, tinh thần tự hào về sức mạnh dân tộc mà còn tái hiện thành công chân dung của người làm trai với khát vọng lập công danh đầy mãnh liệt.

2. Thân bài

– Mở đầu bài thơ, tác giả Phạm Ngũ Lão đã tái hiện tư thế đầy hiên ngang, bất khuất của người tráng sĩ trong cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc, đất nước

– Hình ảnh người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông thật đẹp, vừa kì vĩ tráng lệ lại mang tầm vóc của vũ trụ bởi hình ảnh ấy mang kích thước của thời gian và chiều dài lịch sử.

–> Hình ảnh người tráng sĩ nổi bật với khí chất ngút trời, tư thế sừng sừng, hiên ngang.

– Sức mạnh của ba quân được tác giả Phạm Ngũ Lão so sánh với sức mạnh của tì hổ, khí phách ấy, sức mạnh ấy có thể át cả sao Ngưu, đó là sức mạnh phi thường không gì có thể địch nổi.

–> câu thơ thứ hai này tác giả Phạm Ngũ Lão lại thể hiện được cảm quan đặc biệt về cái ta đầy mạnh mẽ, oanh liệt của toàn quân, toàn dân tộc.

Xem thêm:  Soạn bài Văn bản đầy đủ hay nhất lớp 10

– Ở hai câu thơ cuối của bài thơ, tác giả Phạm Ngũ Lão đã thể hiện ý thức sâu sắc về chí nam nhi, hay chính là quan niệm về người làm trai trong xã hội xưa.

– Công danh trái mà Phạm Ngũ Lão nhắc đến ở đây không phải chức tước, vinh hoa phú quý mà chính là khát vọng gánh vác nghiệp lớn của cả dân tộc.

– Trong quan niệm của tác giả, khi đất nước vẫn còn bóng xâm lược thì nghiệp lớn của người làm trai vẫn chưa hoàn thành.

– Nhắc đến Vũ Hầu như cách khẳng định chí lớn, khát vọng lập công mãnh liệt của người anh hùng.

3. Kết bài

Trong Thuật hoài, chí làm trai, hào khí đông A ngút trời không phải là những triết lí cao siêu, bằng những cường điệu khô cứng mà được dãi bày bằng chính những tâm sự chân thành nhất, da diết nhất của tác giả Phạm Ngũ Lão.

II. Bài tham khảo

Tỏ lòng là một trong hai bài thơ nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Ngũ Lão. Hòa chung với chủ nghĩa yêu nước, hào khí Đông A oanh liệt, mạnh mẽ thời Trần, Tỏ lòng không chỉ thể hiện tình yêu nước, tinh thần tự hào về sức mạnh dân tộc mà còn tái hiện thành công chân dung của người làm trai với khát vọng lập công danh đầy mãnh liệt.

Mở đầu bài thơ, tác giả Phạm Ngũ Lão đã tái hiện tư thế đầy hiên ngang, bất khuất của người tráng sĩ trong cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc, đất nước:

“Hoành sóc giang sơn kháp tỉ khu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

Xem thêm:  Soạn bài lớp 10: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Dịch:

(Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông đã mấy thu

Ba quân sức mạnh nuốt trôi Trâu)

Hình ảnh người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông thật đẹp, vừa kì vĩ tráng lệ lại mang tầm vóc của vũ trụ bởi hình ảnh ấy mang kích thước của thời gian và chiều dài lịch sử. Trong không gian rộng lớn của non sông vũ trụ, hình ảnh người tráng sĩ không những không trở nên nhỏ bé mà ngược lại nó nổi bật với khí chất ngút trời, tư thế sừng sừng, hiên ngang. Hình ảnh người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo cũng đi vào thơ văn yêu nước như bức tượng đài về tinh thần yêu nước đẹp đẽ nhất.

Sức mạnh của ba quân được tác giả Phạm Ngũ Lão so sánh với sức mạnh của tì hổ, khí phách ấy, sức mạnh ấy có thể át cả sao Ngưu, đó là sức mạnh phi thường không gì có thể địch nổi. Nếu như ở câu thơ đầu ta thấy được cái tôi tráng sĩ đầy hào hùng thì ở câu thơ thứ hai này tác giả Phạm Ngũ Lão lại thể hiện được cảm quan đặc biệt về cái ta đầy mạnh mẽ, oanh liệt của toàn quân, toàn dân tộc. Sự hòa quyện thú vị này đã mang đến cảm hứng sử thi đậm nét cho bài thơ.

Tái hiện tư thế, sức mạnh của người chiến sĩ, của toàn quân Phạm Ngũ Lão đã kì vĩ hóa bằng biện pháp ước lệ quen thuộc song đằng sau những hình ảnh ước lệ ấy lại là những tình cảm chân thành nhất trong cảm xúc, tâm hồn của tác giả.

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu”

Xem thêm:  Nghị luận về ý kiến: Trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có

Ở hai câu thơ cuối của bài thơ, tác giả Phạm Ngũ Lão đã thể hiện ý thức sâu sắc về chí nam nhi, hay chính là quan niệm về người làm trai trong xã hội xưa. Công danh trái mà Phạm Ngũ Lão nhắc đến ở đây không phải chức tước, vinh hoa phú quý mà chính là khát vọng gánh vác nghiệp lớn của cả dân tộc. Trong quan niệm của tác giả, khi đất nước vẫn còn bóng xâm lược thì nghiệp lớn của người làm trai vẫn chưa hoàn thành.

Xác định công danh là cái chí của người làm trai thì khi chưa hoàn thành chí lớn thì cảm giác “thẹn” cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trong thực tế thì Phạm Ngũ Lão lại là danh tướng đã lập bao chiến công hiển hách nhưng vẫn mang cảm giác thẹn thể hiện được con người đầy ý thức, trách nhiệm với đất nước. Nhắc đến Vũ Hầu như cách khẳng định chí lớn, khát vọng lập công mãnh liệt của người anh hùng.

Trong Thuật hoài, chí làm trai, hào khí đông A ngút trời không phải là những triết lí cao siêu, bằng những cường điệu khô cứng mà được dãi bày bằng chính những tâm sự chân thành nhất, da diết nhất của tác giả Phạm Ngũ Lão.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinh d20181115 040205 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *