Phân tích bài thơ Thuật hoài để thấy được nỗi lòng yêu nước thiết tha của Phạm Ngũ Lão
Hướng dẫn
Đề bài: Thuật hoài là bài thơ thể hiện chí nam nhi với khát khao lập công cháy bỏng của tác giả Phạm Ngũ Lão. Anh chị hãy phân tích bài thơ Thuật hoàiđể thấy được nỗi lòng yêu nước thiết tha của Phạm Ngũ Lão.
I. Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Dẫn dắt vào đề: “Tỏ lòng” là một trong những bài thơ đặc sắc thể hiện sức mạnh, khát vọng của người tráng sĩ mang lí tưởng, nhân cách cao đẹp, điển hình cho con người anh hùng trong hào khí Đông A.
2. Thân bài
– Ngay trong phần mở đầu bài thơ, tác giả Phạm Ngũ Lão đã dựng lên chân dung của người chiến vĩ với tầm vóc lớn lao, kì vĩ ngang tầm của vũ trụ
– Hình ảnh người tráng sĩ trong không gian rộng lớn của non sông đất trời trở nên sừng sững, cao đẹp với tư thế cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ, bảo vệ non sông
– “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” sức mạnh của ba quân được tác giả Phạm Ngũ Lão so sánh với với tì hổ (hổ báo) nhằm thể hiện cảm quan về sức mạnh phi thường của đội quân Sát Thát.
–> Sử dụng biện pháp so sánh, câu thơ đã thể hiện niềm tự hào của tác giả Phạm Ngũ Lão đối với sức mạnh vô địch của đội quân.
– Phạm Ngũ Lão là người danh tướng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của người làm trai này. Tác giả quan niệm thân làm nam nhi khi chưa trả xong nợ công danh ắt luống thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu.
–> Mượn điển tích về Vũ Hầu, tác giả Phạm Ngũ Lão đã thể hiện nỗi thẹn của bản thân, một người luôn khát khao được cống hiến nhưng vẫn chưa hoàn thành nghiệp lớn.
3. Kết bài
Thuật hoài vẫn là khúc ca hào hùng vang vọng đất trời đến nghìn thu.
II. Bài tham khảo
Văn học Việt Nam thế kỉ X- XV nổi bật với cảm hứng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, dưới thời đại nhà Trần, nguồn cảm hứng này được khát quát trong hào khí Đông A oanh liệt, hào hùng. Tỏ lòng là một trong những bài thơ đặc sắc thể hiện sức mạnh, khát vọng của người tráng sĩ mang lí tưởng, nhân cách cao đẹp, điển hình cho con người anh hùng trong hào khí Đông A ấy.
Ngay trong phần mở đầu bài thơ, tác giả Phạm Ngũ Lão đã dựng lên chân dung của người chiến vĩ với tầm vóc lớn lao, kì vĩ ngang tầm của vũ trụ:
“Hoành sóc giang sơn kháp tỉ khu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
Dịch:
(Cầm giáo trấn giữ non sông đã mấy thu
Ba quân hùng khí át sao Ngưu)
Hình ảnh người tráng sĩ trong không gian rộng lớn của non sông đất trời trở nên sừng sững, cao đẹp với tư thế cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ, bảo vệ non sông. “Hoành sóc giang sơn kháp tỉ khu”, câu thơ gợi cho người đọc hình dung về những người tráng sĩ thủa bình nguyên khi cầm giáo xông pha trận mạc để bảo vệ giang sơn, đất nước.
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” sức mạnh của ba quân được tác giả Phạm Ngũ Lão so sánh với với tì hổ (hổ báo) nhằm thể hiện cảm quan về sức mạnh phi thường của đội quân Sát Thát, sức mạnh có thể đánh tan mọi kẻ thù, có thể nuốt sao Ngưu trên bầu trời. Sử dụng biện pháp so sánh, câu thơ đã thể hiện niềm tự hào của tác giả Phạm Ngũ Lão đối với sức mạnh vô địch của đội quân.
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
Dịch:
(Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh
Thì uống thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu)
Người tráng sĩ thời xưa mang theo khát vọng lập công, dâng hiến tài năng và sức lực để lập chiến công, phụng sự triều đại, trung thành với nhà vua. Phạm Ngũ Lão là người danh tướng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của người làm trai này. Tác giả quan niệm thân làm nam nhi khi chưa trả xong nợ công danh ắt luống thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu.
Vũ Hầu tức Gia Cát Lượng, nhà quân sư nổi tiếng bậc nhất thời tam quốc. Mượn điển tích về Vũ Hầu, tác giả Phạm Ngũ Lão đã thể hiện nỗi thẹn của bản thân, một người luôn khát khao được cống hiến nhưng vẫn chưa hoàn thành nghiệp lớn.
Bài thơ kết thúc trong ý thức sâu sắc về trách nhiệm của người làm trai, bài thơ mang đến khí thế hào hùng, khát vọng cao cả đáng trân trọng của Phạm Ngũ Lão. Đến nay, Thuật hoài vẫn là khúc ca hào hùng vang vọng đất trời đến nghìn thu.
Theo Tapchivanhoc.com