Phân tích bài “Mộ” của Hồ Chí Minh

Đề bài: phân tích bài “Mộ” của Hồ Chí Minh

Không chỉ để lại cho dân tộc Việt Nam một sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà còn để lại một di sản văn chương vô cùng quý giá với phong độc đáo và tư tưởng lớn lao, tiêu biểu nhất phải kể đến tập thơ “nhật kí trong tù” một kiệt tác của thơ ca dân tộc, một viên ngọc quý, một màn kết lộng lẫy cho bộ phận văn học chữ Hán. Trong tập nhật kí bằng thơ này thiên nhiên đã chiếm một vị trí danh dự, bức tranh thiên nhiên trong bài thơ như một tấm gương phản chiếu tâm hồn cao đẹp của một bậc đại chí, đại nhân trong những năm tháng bị bọn phản động Tưởng Giới Thạch giam cầm và đầy đọa, đặc sắc nhất vẫn là bài thơ “chiều tối” (mộ).

Bài thơ số 31, bài thơ là một bức tranh được thêu bằng chỉ vàng, chỉ bạc, tỏa sáng tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống vô ngần, cùng với nghị lực phi thường và tư tưởng lạc quan của người:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không.

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”

Dịch nghĩa:

“Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,

Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;

Thiếu nữ xóm núi xay ngô,

Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.”

Lấy cảm hứng từ lần chuyển lao từ nhà lao Tây Tạng đến nhà lao Thiên Bảo, chiều tối là bài thơ vừa tả cảnh vừa tả tình, có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần thời đai. Một bài thơ xinh xắn, rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của “nhật kí trong tù” trong sáng, hàm súc.

Bài thơ mở ra là cảnh thiên nhiên vào lúc chiều tối trong sự quan sát của người tù sau một ngày chuyển lao đầy khổ ải, bức tranh chiều tối được vẽ lên chi tiết mà chúng ta đã từng bắt gặp trong thơ ca xưa, đó là những cánh chim về tổ, gợi từng bước đi của thời gian, báo hiệu một ngày đã hết khi “chim mỏi về rừng” tìm chối ngủ, được đặt vào trong hoàn cảnh chuyển lao khi bóng chiều buông xuống giữa núi rừng heo hút, bốn phía bị che khuất bởi núi non, cây cối, chỉ còn một chút ánh sáng le lói trên đỉnh trời, người từng ngước lên và bắt gặp những cánh chim đi kiếm ăn đang trở về tổ ấm để nghỉ ngơi. Hình ảnh quen thuộc qua bút pháp tả thực, nhân hóa trong thơ của Hồ Chí Minh vẫn mang một sắc thái biểu cảm riêng, không phải là “cánh chim thoi thót” trong thơ của Nguyễn Du, cũng không phải là cảnh chim nhỏ bé, lạc bạn, lạc bầu, cô đơn như trong thơ của Huy Cận mà là “cánh chim mỏi” cánh chim gắn liền với hoàn cảnh của con người, sau 53 km gồng cổ xiềng chân, qua cái nhìn của Bác con người và thiên nhiên đã tìm được sự đồng cảm, đồng điệu, con người như quên đi cảnh ngộ của bản thân để giành tình yêu cho sinh linh bé nhỏ vào lúc chiều tàn, sự trìu mến, cảm thương, đây là một nét rất độc đáo trong “chiều tối” nói riêng và “nhật kí trong tù” nói chung, thể hiện một tư tưởng nhân đạo đến quên mình.

Xem thêm:  Sưu tầm những câu nói hay về công việc ý nghĩa, sâu sắc hay nhất

Cảnh chiều được nhà thơ tiếp tục miêu tả ở câu 2 với hình ảnh đám mây lẻ loi, lững lờ trôi giữa mây trời:

“Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;”

Tạo ra một không gia mênh mông, chòm mây trôi nhe giữa tầng không, tạo nên sự lẻ loi giữa ba thanh trắc liền kề đã khiến cho câu thơ trĩu xuống, chất chứa bao ưu tư,vơi đầy, người không phải là ẩn sĩ tìm về thiến nhiên để xa lánh cuộc đời, tu dưỡng tinh thần mà là một chiến sĩ đang chiến đấu cho độc lập, tự do của tổ quốc, lúc nào cũng canh cánh nỗi nhớ nước thương dân, đang trong cảnh ngộ bị lưu đày nơi đất khách quê người, nhìn đám mây lẻ loi mà tâm trạng, cảm xúc của người chất chứa biết bao tâm tư. Câu thơ của Bác được sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình thật uyển chuyển, qua hình ảnh thiên nhiên nhà thơ đã giải bày tâm sự sâu kín của mình, lúc chiều muộn, vạn vật đã tìm chốn để nghỉ ngơi, chỉ có người tù cách mạng và đám mây lẻ loi vẫn tiếp tục cuộc hành trình đầy khổ ải không biết lúc nào mới dừng lại, không biết điều gì đang chờ đợi mình ở phía trước, nhìm đám mây lẻ loi khiến con người cũng thấy chạnh lòng, buồn tủi. Bức tranh núi rừng có bình yên, có êm ả.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

Cái đẹp cái hay của hai câu thơ không chỉ gợi ra từ câu chữ mà còn gợi ra từ hoàn cảnh, để từ đó người đọc cũng không thấy được bóng dáng ủ rũ, chán chường của người mà chỉ thấy một thiếu niên ngạo nghễ, hiên ngang, ung dung, tự do của một người tự do đang ngẩng cao đầu, mở rộng tâm hồn để giao hòa với thiên nhiên, con người ấy không chỉ có tình yêu tha thiết với cảnh vật xung quanh mình mà còn có bản lĩnh vững vàng, nghị lực phi thường để vượt lên hoàn cảnh, có thể nói gồng xiềng đã bị vô hiệu hóa, không có gì có thể ngăn cản được nhiệt huyết của người.

Từ hai câu đầu đến hai câu cuối của thơ, hình ảnh thơ đã có sự vận động mạnh mẽ, khỏe khoắn, từ thiên nhiên, chim chóc, trời mây cùng hướng về cuộc sống sinh hoạt của con người, không gian núi rừng hiu quạnh để hướng về không gian xóm núi gần gũi, sum vầy và cảm xúc thơ cũng chuyển đổi một cách tự nhiên từ buồn bã, lẻ loi sang vuyi mừng phấn chấn. Bức tranh sinh hoạt của con người vào lúc chiều muộn đã được nhà thơ miêu tả một cách chân thực, sống động, nhưng hết sức đời thường với hình ảnh cô gái trẻ trung đang xay ngô để nấu cơm chuẩn bị cho bữa tối của gia đình sau một ngày vất vả mưu sinh.

“Thiếu nữ xóm núi xay ngô,”

Những câu thơ xưa khi tả cảnh chiều tối thường dùng biện pháp ước lệ như kiều phu kiếm củi,..các nhân vật đó là kiều, ngư, tiều phu, còn trong hình ảnh của người nhân vật xuất hiện hết sức bình dị, vất vả, “một nắng hai sương trong cuộc sống hằng ngày”. Hình ảnh mang tới cho bài thơ một sức sống tràn trề, trẻ trung nhưng cũng đầy lãng mạn.

Xem thêm:  Những câu tỏ tình hay cho con trai khiến con gái say như điếu đổ

Bóng chiều đang dần chuyể sang màu tối khiến cho lò than nơi cô gái đang xay ngô càng rực hồng hơn, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh ánh lửa trong bóng tối thật tự nhiên, thật tinh tế, “xay hết lò than đã rực hồng”, miêu tả cuộc sống thanh bình, yên ả mà bao đời nay vẫn.

Bài thơ có nhan đề mở nhưng kết thúc ở chữ hồng như một nhãn tư mang linh hồn của bài thơ, chữ “hồng” đã làm sáng rực cả bức tranh của chiều tối, xua đi cái tăm tối lạnh lẽo, vốn có của núi rừng về đêm làm cho lòng người trở nên ấm áp và phấn chấn hơn. Màu hồng đó chính là màu hồng của dòng máu đang chảy đầy nhiệt huyết.

“Chiều tối” một bài thơ vừa đẹp về tư tưởng vừa đẹp về câu chữ, cả bài thơ là cảnh chiều muộn nhưng không hề ảm đạm, thê lương, cả bài thơ vẫn tràn đầy ánh sáng, niềm vui, tình người ấm áp, qua bài thơ ta thấy được tình thương bao la mà Hồ Chí Minh dành cho thiên nhiên, cuộc sống con người, vừa thấy được biết bao phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng, một con người bình dị mà vô cùng cao cả. bài thơ nói ít nhưng ý nhiều vẽ ra một tương lai tương sáng đang rộng mở.

Check Also

cuu hot girl h660height990 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *