Phân tích bài học được rút ra từ truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi

Phân tích bài học được rút ra từ truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi

Hướng dẫn

Thầy bói xem voi là câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Dựa vào văn bản đã được học, em hãy phân tích những bài học được rút ra từ truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài học rút ra từ truyện Thầy bói xem voi

1. Mở bài

Giới thiệu truyện và bài học: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” là một truyện vừa hài hước vừa sâu sắc, vừa tạo nên tiếng cười lại vừa rút ra bài học sâu sắc trong cuộc sống: Không nên nhìn sự vật, sự việc một cách phiến diện, phải xem xét một cách toàn diện rối mới đưa ra kết luận đúng đắn.

2. Thân bài

  • – Tóm tắt nội dung câu chuyện:
  • + Câu chuyện kể về năm ông thầy bói một ngày ế ẩm bèn ngồi nói chuyện.
  • + Có một con voi đi qua, cùng nhau sờ xem hình dáng con voi như thế nào.
  • + Mỗi thầy một ý kiến, không ai nhường ai, khăng khăng mình đúng dẫn đến cãi vã, đấu đá => Tình huống truyện độc đáo, thu hút người đọc và người nghe.
  • – Bài học rút ra:
  • + Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức sai lầm, lệch lạc.
  • + Muốn kết luận đúng về sự việc phải xem xét nó một cách toàn diện
  • => Phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại luôn tỏ ra mình thông thái.
Xem thêm:  Tả khung cảnh chợ hoa ngày Tết mà em đã tham dự hoặc chứng kiến

3. Kết bài

Khẳng định lại bài học, liên hệ bản thân: Qua truyện ngụ ngôn, người xưa đã ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại luôn tỏ ra thông thái. Đọc truyện, ta suy ngẫm sẽ thấy mình trong đó, từ đấy có hướng sửa chữa những thói hư tật xấu và tự hoàn thiện bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài học rút ra từ truyện Thầy bói xem voi

Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” là một truyện vừa hài hước vừa sâu sắc, vừa tạo nên tiếng cười lại vừa rút ra bài học sâu sắc trong cuộc sống: Không nên nhìn sự vật, sự việc một cách phiến diện, phải xem xét một cách toàn diện rối mới đưa ra kết luận đúng đắn.

Mở đầu là cảnh năm thầy bói mù nhân buổi ế khách bèn túm tụm lại ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi nó như thế nào. Tình cờ đúng lúc ấy, các thầy nghe người ta nói có voi đi qua, bèn chung nhau tiền biếu quan tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Vì mù nên các thầy chung một cách xem voi là sờ bằng tay và chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi. Mỗi thầy có một nhận định khác nhau về con voi, không ai nhường ai dẫn đến tranh luận gay gắt và cuối cùng là ẩu đả. Từ đó chế giễu cách xem voi và nhận xét rất phiến diện của năm ông thầy bói mù. Người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét hay đánh giá sự vật, sự việc nào đó thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.

Xem thêm:  Em hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của mình về bài ca dao sau: “Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài bể Đông, Núi cao bể rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Tục ngữ có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ”. Thế mà ở đây, các thầy đã sờ tận tay thì còn sai vào đâu được. Chính vì vậy thầy nào cũng cho rằng mình đúng. Và đúng là nhận xét của thầy nào cũng đúng nhưng chỉ đúng với một bộ phận của con voi chứ không đúng với toàn bộ con voi. Mâu thuẫn được đẩy lên đến đỉnh điểm khi thầy nào cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình, không ai chịu ai dẫn đến tranh luận và ẩu đả. Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về sự việc.

Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Khi giao tiếp cần biết lắng nghe, chia sẻ, bày tỏ quan điểm của mình nhưng khi trao đổi, tranh luận cần tránh xung đột mới đạt được kết quả giao tiếp tốt. Cần biết kiềm chế bản thân, tích cực học hỏi để nâng cao tri thức cho tương xứng với công việc, tạo ra sự đoàn kết và đồng thuận từ mọi người. Truyện còn là bài học về sự hợp tác, cần bắt tay nhau trong công việc, vì mục đích chung, biết đưa ra ý tưởng của bản thân cũng như cần lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng lẫn nhau, không ích kỷ hay cố chấp. Khi kết luận một điều nào đó cần tìm hiểu một cách kĩ càng, thấu đáo nhiều góc cạnh, những hiểu biết hời hợt, nông cạn sẽ dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc và những kết luận sai. Truyện còn phải ánh sự phê phán về những người hiểu biết nông cạn nhưng lại luôn tỏ ra mình thông thái hơn người.

Xem thêm:  Tổng hợp chùm thơ lục bát về quê hương hay nhất năm 2019

Qua truyện ngụ ngôn, người xưa đã ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại luôn tỏ ra thông thái. Đọc truyện, ta suy ngẫm sẽ thấy mình trong đó, từ đấy có hướng sửa chữa những thói hư tật xấu và tự hoàn thiện bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

ao dai2 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *