Nghe và kể lại câu chuyện Tôi có đọc đâu
Hướng dẫn
Sau khi được nghe/ học câu chuyện Tôi có đọc đâu. Em hãy kể lại câu chuyện Tôi có đọc đâu cho bạn bè bằng ý hiểu của mình.
I. Dàn ý chi tiết
1. Dàn ý 1
a. Mở bài
Giới thiệu về câu chuyện Tôi có đọc đâu: Trong chương trình tập làm văn của tuần vừa rồi, em đã được nghe cô giáo kể về câu chuyện “Tôi có đọc đâu”, nghe xong câu chuyện em vừa buồn cười lại vừa thấy câu chuyện rất ý nghĩa, đó như là một lời nhắc nhở về cách ứng xử văn hóa của mọi người. Sau đây em xin được kể lại câu chuyện “Tôi có đọc đâu” cho các bạn cùng nghe
b. Thân bài
-Người viết thư thấy vị khách bên cạnh làm gì?: Anh ta đang viết thì tình cờ nhìn ra và phát hiên thấy người khách ngồi bên cạnh mình cứ nhìn vào bức thư và đọc nội dung thư mà anh ta đang viết
-Người viết thư đã làm như thế nào?: Nội dung tiếp theo của bức thư mà anh ta viết là: “Xin lỗi cậu! Mình không tài nào viết tiếp được nữa, vì có kẻ đang coi trộm thư mình. Hắn ta mất lịch sự quá!”
-Vị khách ngồi bên cạnh kêu lên như thế nào?: Khi anh ta viết đến đây thì bỗng nhiên người khách ngồi bên cạnh anh ta kêu lên rằng: “Không phải! Anh nhầm rồi, tôi có đọc đâu”
c. Kết bài
Nhận xét về câu chuyện Tôi có đọc đâu: Qua câu chuyện, chúng ta cần phải biết đọc trộm thư của người khác là không nên, đó là một hành động xấu, xâm phạm vào quyền riêng tư của người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng chủ nhân của những bức thư đó nhé các bạn.
2. Dàn ý 2
a. Mở bài
Giới thiệu về câu chuyện Tôi có đọc đâu : Vào thứ năm tuần trước, tiết Tiếng Việt hôm đó là một bài tập làm văn, hôm đó chúng em đã được nghe kể về câu chuyện “Tôi có đọc đâu”, sau khi kể câu chuyện cô giáo đã giải thích cho chúng em hiểu về sự tôn trọng quyền riêng tư của người khác, cũng như khuyên chúng em không nên có những hành động thiếu lịch sự
b. Thân bài
-Người viết thư thấy vị khách bên cạnh làm gì?: Trong một bưu điện nọ, có một anh thanh niên đang ngồi viết thư cho bạn ngay trên hàng ghế ngồi chờ, ngồi bên cạnh anh ta cũng có một vị khách và anh ta cảm thấy rất bực mình và khó chịu khi phát hiện ra người ngồi bên cạnh mình cứ đọc trộm thư mà mình viết
-Người viết thư đã viết gì vào thư?: Thế là anh ta lại cắm cúi viết tiếp vào bức thư của mình mà không tỏ bất cứ thái độ nào với vị khách kia, tuy nhiên nội dung tiếp theo trong bức thư anh ta viết: “ Xin lỗi! mình không thể nào viết tiếp được nữa, vì có kẻ đang đọc trộm thư của mình. Hắn ta mất lịch sự quá”.
-Vị khách ngồi bên cạnh phản ứng như thế nào?: Anh ta vừa viết đến đây thì vị khách ngồi bên cạnh liền kêu lên: Anh nhầm rồi! Tôi đâu có đọc của anh
c. Kết bài
Nhận xét về câu chuyện Tôi có đọc đâu: Như vậy là đã rõ, anh viết thư kia không cần hỏi mà vị khách này đã tự khai ra, nếu vị khách kia không đọc trộm thư thì làm sao biết được nội dung của thư để rồi có phản ứng với anh ta như vậy. Chúng ta thấy đấy, đọc trộm thư của người khác là không tốt, chúng ta phải tôn trọng chủ nhân của bức thư
3. Dàn ý 3
a. Mở bài
Giới thiệu về câu chuyện Tôi có đọc đâu: Trong quá trình học trên lớp, em đã từng được nghe cô giáo kể rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa, mỗi câu chuyện lại để lại trong lòng em những ấn tượng khác nhau. Gần đây nhất, em đã được nghe cô kể lại câu chuyện “Tôi có đọc đâu”, câu chuyện rất hay và sâu sắc, sau đây em sẽ kể lại câu chuyện đó cho các bạn cùng nghe
b. Thân bài
-Anh chàng viết thư thấy vị khách bên cạnh làm gì?: Anh ta cảm thấy rất bực mình và khó chịu vì hành động đó của vị khách, tuy nhiên anh ta lại không hề biểu hiện thái độ gì, chỉ lặng lẳng cặm cụi viết tiếp bức thư của mình
-Anh chàng viết thư đã viết gì vào thư?: Thế nhưng nội dung tiếp theo mà anh ta viết trong lá thư rất đặc biệt: “Xin lỗi cậu nhé! Mình không thể viết tiếp thư được nữa, vì có một kẻ rất mất lịch sự đang đọc trộm bức thư của mình”
-Vị khách ngồi bên cạnh có phản ứng như thế nào?: Khi anh ta vừa dừng bút thì vị khách bên cạnh anh liền giật nảy mình và kêu lên rằng: Anh nhầm rồi! Tôi đâu có đọc trộm thư của anh
c. Kết bài
Nhận xét về câu chuyện Tôi có đọc đâu: Có thể thấy, chỉ bằng cách viết vào thư nội dung như trên, anh chàng kia đã làm cho vị khách tự phải nhận lỗi của mình, bởi nếu không đọc trộm thư thì sẽ không biết nội dung và kêu lê như thế được. Bài học rút ra đó chính là không nên đọc trộm thư của người khác, đó là một hành động xấu và không lịch sự
II. Bài tham khảo
1. Bài tham khảo 1
Trong chương trình tập làm văn của tuần vừa rồi, em đã được nghe cô giáo kể về câu chuyện “Tôi có đọc đâu”, nghe xong câu chuyện em vừa buồn cười lại vừa thấy câu chuyện rất ý nghĩa, đó như là một lời nhắc nhở về cách ứng xử văn hóa của mọi người. Sau đây em xin được kể lại câu chuyện “Tôi có đọc đâu” cho các bạn cùng nghe:
Tại một bưu điện, trên phần ghế ngồi chờ có một vị khách đang ngồi cặm cụi viết một bức thư cho bạn. Anh ta đang viết thì tình cờ nhìn ra và phát hiên thấy người khách ngồi bên cạnh mình cứ nhìn vào bức thư và đọc nội dung thư mà anh ta đang viết. Anh ta giận lắm, nhưng anh ta lại không hề nói ra hay làm hành động gì mà lại chọn cắm cúi viết tiếp bức thư của mình, có lẽ anh ta không muốn gây mất trật tự nơi công cộng. Nội dung tiếp theo của bức thư mà anh ta viết là: “Xin lỗi cậu! Mình không tài nào viết tiếp được nữa, vì có kẻ đang coi trộm thư mình. Hắn ta mất lịch sự quá!”. Khi anh ta viết đến đây thì bỗng nhiên người khách ngồi bên cạnh anh ta kêu lên rằng:
-Không phải! Anh nhầm rồi, tôi có đọc đâu.
Dễ dàng nhận ra thái độ của người khách nhìn trộm thư này đã tự mình nhận có tội, vì kia là nội dung trong thư, nếu anh ta không nhìn mà đọc thì làm sao biết được nội dung đó mà phản ứng như vậy.
Qua câu chuyện, chúng ta cần phải biết đọc trộm thư của người khác là không nên, đó là một hành động xấu, xâm phạm vào quyền riêng tư của người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng chủ nhân của những bức thư đó nhé các bạn.
2. Bài tham khảo 2
Vào thứ năm tuần trước, tiết Tiếng Việt hôm đó là một bài tập làm văn, hôm đó chúng em đã được nghe kể về câu chuyện “Tôi có đọc đâu”, sau khi kể câu chuyện cô giáo đã giải thích cho chúng em hiểu về sự tôn trọng quyền riêng tư của người khác, cũng như khuyên chúng em không nên có những hành động thiếu lịch sự. Em cảm thấy câu chuyện rất có ý nghĩ nên muốn kể lại cho các bạn cùng nghe, câu chuyện như sau:
Trong một bưu điện nọ, có một anh thanh niên đang ngồi viết thư cho bạn ngay trên hàng ghế ngồi chờ, ngồi bên cạnh anh ta cũng có một vị khách và anh ta cảm thấy rất bực mình và khó chịu khi phát hiện ra người ngồi bên cạnh mình cứ đọc trộm thư mà mình viết. Anh ta biết vậy nhưng vẫn im lặng, bưu điện là nơi đông người, anh ta biết không thể to tiếng hay trách mắng vị khách kia được, bởi có nói ra thì vị khách kia cũng phủ nhận. Thế là anh ta lại cắm cúi viết tiếp vào bức thư của mình mà không tỏ bất cứ thái độ nào với vị khách kia, tuy nhiên nội dung tiếp theo trong bức thư anh ta viết: “ Xin lỗi! mình không thể nào viết tiếp được nữa, vì có kẻ đang đọc trộm thư của mình. Hắn ta mất lịch sự quá”. Anh ta vừa viết đến đây thì vị khách ngồi bên cạnh liền kêu lên:
-Anh nhầm rồi! Tôi đâu có đọc của anh
Như vậy là đã rõ, anh viết thư kia không cần hỏi mà vị khách này đã tự khai ra, nếu vị khách kia không đọc trộm thư thì làm sao biết được nội dung của thư để rồi có phản ứng với anh ta như vậy. Chúng ta thấy đấy, đọc trộm thư của người khác là không tốt, chúng ta phải tôn trọng chủ nhân của bức thư.
3. Bài tham khảo 3
Trong quá trình học trên lớp, em đã từng được nghe cô giáo kể rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa, mỗi câu chuyện lại để lại trong lòng em những ấn tượng khác nhau. Gần đây nhất, em đã được nghe cô kể lại câu chuyện “Tôi có đọc đâu”, câu chuyện rất hay và sâu sắc, sau đây em sẽ kể lại câu chuyện đó cho các bạn cùng nghe.
Trong một bưu điện nọ, có rất đông người đang chờ tới lượt mình, có một anh chàng đang ngồi trên ghế băng dài và viết thư cho người bạn của mình. Anh ta đang chăm chú viết thư thì bỗng nhận ra vị khách ngồi bên cạnh anh đang nhìn trộm thư của anh. Anh ta cảm thấy rất bực mình và khó chịu vì hành động đó của vị khách, tuy nhiên anh ta lại không hề biểu hiện thái độ gì, chỉ lặng lẳng cặm cụi viết tiếp bức thư của mình. Có lẽ là anh ta không muốn nói ra gây mất trật tự nơi công cộng, mà có nói ra thì vị khách kia cũng sẽ không thừa nhận là mình nhìn trộm thư. Thế nhưng nội dung tiếp theo mà anh ta viết trong lá thư rất đặc biệt: “Xin lỗi cậu nhé! Mình không thể viết tiếp thư được nữa, vì có một kẻ rất mất lịch sự đang đọc trộm bức thư của mình”. Khi anh ta vừa dừng bút thì vị khách bên cạnh anh liền giật nảy mình và kêu lên rằng:
-Anh nhầm rồi! Tôi đâu có đọc trộm thư của anh!
Có thể thấy, chỉ bằng cách viết vào thư nội dung như trên, anh chàng kia đã làm cho vị khách tự phải nhận lỗi của mình, bởi nếu không đọc trộm thư thì sẽ không biết nội dung và kêu lê như thế được. Bài học rút ra đó chính là không nên đọc trộm thư của người khác, đó là một hành động xấu và không lịch sự.
Theo Baigiangvanhoc.com