Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về bài thơ cảnh ngày hè của tác gia Nguyễn Trãi

Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về bài thơ cảnh ngày hè của tác gia Nguyễn Trãi

Gợi ý

Nhắc đến Nguyễn Trãi, người ta nhớ ngay đến hình ảnh của một nhà quân sự, chính trị tài ba, người viết nên Bình Ngô đại cáo như một lời tuyên ngôn độc lập hào sảng khai sinh ra đất nước, một vị lãnh đạo có tấm lòng yêu nước thương dân cao cả. Nhưng bên cạnh con người chính trị ấy vẫn tồn tại một Nguyễn Trãi Hoàng các thanh phong ngọc thự tiên (Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong nhà ngọc). Và chính nó đã góp phần hoàn thiện hình ảnh Nguyễn Trãi được Lê Thánh Tông mệnh danh ức Trai tâm thượng quang khuê tảo. Đọc Cảnh ngày hè, thưởng lãm bức tranh thiên nhiên sông động ta càng thêm thấm thía nỗi lòng của người Tóc nên bạc bởi lòng ưu ái, nhàn cư mà chẳng nhàn tâm:

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ, cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi Cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Thi nhân xưa vẫn đến với thiên nhiên bằng bút pháp vịnh, còn ở đây Nguyễn Trãi lại thiên về tả, lại là tả một cách hết sức sinh động. Hiện lên trước mắt người đọc bức tranh cảnh ngày hề tràn đầy sức sống. Bức tranh ấy lại được phát hiện trong một tâm thế khá đặc biệt:

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Đó là cái cảnh hưởng nhàn bất đắc đĩ. Nhịp thơ ngắt thật lạ lùng như kéo dài cảm giác của một ngày rỗi rãi. Rỗi rãi nên đi hóng mát chứ việc ấy cũng không đem lại cho nhà thơ cảm giác thư thái và nhàn tảng thực sự. Thế nên ngày mới là ngày trường, ngày dài, vô vị và chán chường. Thế nhưng tất cả những tâm tư dồn nén ấy khi bắt gặp cảnh thiên nhiên như đang “cựa quậy” sổng động đã phải nhường chỗ cho cảm xúc vui thích, say mê. Tính sinh động của thiên nhiên được thể hiện trong từng đường nét, màu sắc và âm thanh sự sống. Màu lục của lá hoè làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu; ánh mặt trời buổi chiều lại như dát vàng lên những tán hoè xanh. Ba câu thơ tiếp theo mang đậm đặc trưng của không gian mùa hè:

Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ “Trao duyên” để làm rõ nỗi đoạn trường về tình duyên lỡ bỏ

Hoè lục đàn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Bức tranh không chỉ có sắc mà còn có hương. Nguyễn Trãi nói rằng đã tiễn mùi hương nhưng thực ra ông đã khiến cho hương sen ấy còn bay phảng phất mãi trong không gian cùng khí trời mùa hè rực rỡ. Không giống như bức tranh mùa hè có phần thô tháp của các tác giả thời Hồng Đức Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi / Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè, bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi vẫn dân dã, đầy sức sống nhưng lại mang đến cho người ta cảm giác dễ chịu. Có lẽ bởi cái “bừng bừng sự sống” đang trỗi dậy trong lòng người ngắm cảnh và, cũng bởi hương sen dịu ngọt vẫn còn phảng, phất đâu đây trong làn gió mùa hè. Thiên nhiên chứa chan bao cảm xúc, lúc dịu nhẹ lan toả, lúc phun trào để rồi cuối cùng đọng lại trong cảm giác man mác tiếc nhớ làn hương thanh thoát của sen hồng cuối hè. Cảnh vật được miêu tả vào cuối ngày (lầu tịch dương – lúc mặt trời sắp lặn) nhưng sự sống thì không dừng lại. Có một cái gì thôi thúc tự bên trong, đang ứa căng, đang tràn đầy, không kìm lại được, phải đùn đùn tán rợp giương, phải phun thức đỏ… Sức sống căng tràn và tất cả đều đang trong trạng thái vận động, “cựa quậy” không ngừng nghỉ. Bức tranh ấy làm ta nhớ đến hình ảnh Ngoài tường lửa lựu lập loè đâm bông của Nguyễn Du. Chỉ có điều nếu như từ íập loè của Nguyễn Du thiên về tả hình sắc thì với từ phun, Nguyễn Trãi lại thiên về tả sức sống, mặc dù xét về mức độ tinh tế trong cái nhìn cảnh vật, không thể nào có sự so sánh kém, hơn.

Qua bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống, chúng ta cảm nhận được sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Thi nhân đã đón nhận thiên nhiên với rất nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả một “linh giác” nhạy bén để có được những liên tưởng hết sức độc đáo. Tác giả đã biết hoà phối màu sắc, âm thanh và đường nét theo qui luật của hội hoạ, của âm nhạc khiến cho bức tranh thiên nhiên vừa có hình, vừa có hồn vừa gợi tả lại vừa sâu lắng. Đối với một người mà Túi thơ chứa hết mọi giang san như Nguyễn Trãi, thì hồn thơ đã đồng cảm với thiên nhiên mạnh mẽ và tinh tế đến như vậy đó. Bởi thế nên không có gì là đáng ngạc nhiên khi Xuân Diệu đã nhận xét rằng: Trong thơ Việt Nam, chưa có một nhà thơ nào yêu mến thắm thiết thiên nhiên và có những vần thơ đẹp đẽ, tinh vi, sâu sắc về thiên nhiên cho bằng Nguyễn Trãi (…). Hồn thơ của Nguyễn Trãi với thiên nhiên là một hiện tượng đặc biệt.

Nếu như trong một bài thơ khác, cũng viết về ngày hè, Nguyễn Trãi dựng nên bức tranh thiên nhiên và con người thơ mộng, đầy xúc cảm:

Xem thêm:  Trong vai Giôn xi hãy kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng

ai cho đỗ quyền kêu

Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu

thì ở đây, mùa hè lại là một bức tranh thiên nhiên tràn trề nhựa sống đồng điệu, hoà phôi với bức tranh sự sống con người cũng không kém phần sinh động:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng đỏi cầm ve lầu tịch dương.

Từ lao xao có tác dụng gợi âm thanh từ xa vọng lại, không nghe rõ nhưng vẫn đủ để lại dư âm. Đó là âm thanh cuộc sống thường nhật của một làng chài. Tiếng ve kêu tuy inh ỏi như thêm thôi thúc những sắc màu còn lại của mùa hè tiếp tục căng tràn và bung nở. Bức tranh đang là những gam màu tươi sáng đến đây bỗng nhiên bắt gặp một nốt trầm. Hình ảnh lầu tịch dương xưa nay vẫn thường gợi cho người ta cảm giác buồn. Cảnh vật thoáng buồn hay đó chính là một nốt trầm trong tâm trạng của người vốn sẵn trong mình tấm lòng ưu dân ái quốc? Và bởi thế nên tiếng cầm vedắng dỏi đến mấy thì đến đây câu thơ cũng dường như là sự “dọn chỗ” cho một suy nghĩ nào đó rất “tâm trạng” chuẩn bị xuất hiện.

Và quả đúng như vậy, đang mạch cảm xúc về thiên nhiên và cuộc sống, câu thơ quay trở lại với bức tranh tâm trạng của chính nhà thơ:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Ngu cầm là đàn gẩy khúc Nam phong thời vua Đường Nghiêu và Ngu Thuấn, hai triều đại lí tưởng của Trung Quốc có xã hội thanh bính, cuộc sống nhân dân hạnh phúc. Thật hiếm hoi và có phần đặc biệt khi ta gặp trong thơ ức Trai một hoàn cảnh: Rồi hóng mát thuở ngày trường thế mà cuối cùng, một ngày tưởng chừng thư thái ấy cũng không trọn vẹn. Nhằn thân mà chẳng nhàn tâm, say sưa với cảnh đẹp nhưng cuối cùng Nguyễn Trãi vẫn trở về với tâm sự không bao giờ thôi trăn trở của chính mình. Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông tha thiết với dân, với nước. Dân đã được ấm no hạnh phúc, ông mong mình có cây đàn thời Ngu Thuấn để gây lên khúc ca thái bình thịnh trị, để Dân giàu đủ khắp đòi phương. Đó không chỉ là niềm vui trong hiện tại mà còn là khát khao cho muôn đời sau. Câu kết của bài thơ là một câu sáu chữ ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Ta nhận ra rằng, điểm kết tụ của hồn thơ ức Trai không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính là ở con người, ở nhân dân. Đó mãi là thứ kết tinh cho vẻ đẹp của một con người tâm thượng quang khuê tảo của dân tộc.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội - Thời trang nói gì

Cảnh ngày hè mang đến cho chúng ta bức tranh thiên nhiên, cuộc sống sinh động, tràn trề sức sống. Nó khiến cho chúng ta thêm hiểu và yêu quý một tâm hồn, một nhân cách lớn – Nguyễn Trãi. Phải là người tinh tế nhạy cảm, có tình yêu thiên nhiên và con người sâu sắc, phải là người có tấm lòng yêu nước mênh mông và tinh thần trách nhiệm cao cả, phải là một tài năng vĩ đại, Nguyễn Trãi mới có thể mang lại cho chúng ta những vần thơ của cảm xúc, những vần thơ của tâm hồn có sức hấp dẫn và tồn tại mãi cùng thời gian như vậy.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

chan dung nu sinh truon 49cc1a 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *