Lễ tịch điền

Lễ cày tịch điền xuất phát từ Trung Quốc. Lễ tịch điền là ngày hội xuân, khi đó các vua quan lần lượt xuống ruộng cày một vài đường đất nhằm khích lệ nông dân phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp lúa nước. Sau khi đã làm lễ cúng thần Nông, nhà vua đích thân xuống cày 3 luống, các vương tôn cày 7 luống, công khanh cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống. Sau đó, thửa ruộng này sẽ được chăm sóc và sản phẩm dùng để tế lễ năm sau.

Ở Việt Nam, lễ tịch điền được tiến hành đầu tiên dưới thời vua Lê Đại Hành. Trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư” có đoạn ghi chép như sau: Vào đầu xuân năm 987, vua Lê Đại Hành đã thực hiện lễ tịch điền để động viên, khuyến khích nhân dân sản xuất. Đó là lễ tịch điền đầu tiên mà một vị vua Việt Nam thân hành đi cày và được chính sử ghi lại. Sau đó, đến thời nhà Lý, các lễ này được tổ chức long trọng hơn và là một trong những ngày hội chính của đất nước vào mùa xuân. Đến đời Trần, do bận việc giữ nước, chống ngoại bang nên lễ cày tịch điền không hưng thịnh như trước. Tuy nhiên, khi có điều kiện, các vua vẫn đích thân điều hành lễ này. Đến các thời nhà Hồ thì hầu như phong tục này không còn được giữ.

Sau đó, nghi lễ này được tiếp tục và trở thành một truyền thống kéo dài đến thời nhà Trần. Vào thời Lý, vua Lý Thái Tông là người rất chăm lo cho nông nghiệp nước nhà. Vua đã nhiều lần tự mình xuống ruộng cày. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” còn ghi lại một số sự việc: Ngày 14 tháng 10 năm Canh Ngọ 1030, vua thân ra ruộng ở Điểu Lộ xem gặt, nhân đó đổi tên cánh ruộng ấy gọi là ruộng Vĩnh Hưng… Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, năm Nhâm Thân – 1032, vua ngự đến Tín Hương ở Đỗ Động giang cày ruộng tịch điền, có nhà nông dâng một cây lúa chiêm có 9 bông thóc. Xuống chiếu đổi gọi ruộng ấy là ruộng Ứng Thiên… Mùa xuân, tháng 2, năm Mậu Dần 1038, vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền. Sai Hữu ty dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế thần Nông, tế xong tự cầm cày để làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng: Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế? Vua nói: Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo? Nói xong, nhà vua đẩy cày ba lần rồi thôi.

Xem thêm:  Răn bề tôi có công

Nhận xét về việc này, sử thần Ngô Sĩ Liên đã viết: Thái Tông khôi phục lễ cổ, tự mình cày ruộng tịch điền để nêu gương cho thiên hạ, trên để cúng tông miếu, dưới để nuôi muôn dân, công hiệu trị nước dẫn đến dân đông, của giàu, nên thay!…

Lễ hội tịch điền được khôi phục và tiến hành long trọng, thành kính dưới thời nhà Nguyễn. Sách “Đại Nam thực lục chính biên” đã ghi chép vào tháng 2 năm Mậu Tý (1828) vua Minh Mạng đã ban hành lời dụ về việc cày ruộng tịch điền như sau: Vua bảo bầy tôi rằng: “Đời xưa vua cày ruộng tịch điền, để lấy gạo làm xôi tế Giao Miếu, nhân thể để xét thời tiết làm ruộng khuyên giúp nông dân, thực là việc lớn trong vương chính. Cái điển ba đường cày, sách vở còn chứng. Nước ta đời Trần, đời Lê gián hoặc có làm nghi điển ấy nhưng phần nhiều giản lược. Trẫm từ thân chính đến nay, chăm nghĩ đến dân, thường lấy việc dạy dân chăm nghề gốc làm gấp. Hiện nay, triều đình nhàn rỗi, giảng tìm phép xưa, thực là việc nên làm trước. Nên chọn đất ở kinh thành làm chỗ tịch điền” bèn sai đặt ở hai phường Hậu Sinh và An Trạch, bên tả dựng đài Quan canh, đằng trước làm ruộng đế tịch, đằng sau làm điện thay áo, bên hữu đặt dàn Tiên nông và đình Thần thương thu thóc. Sai Trung quân Tống Phước Lương coi làm. Thưởng tiền cho thợ và biền binh làm việc 5.000 quan. Lại đặt sở Diễn canh (tập cày) ở phía bắc cung Khánh Ninh, gọi là vườn Vĩnh Trạch. Sai bộ Lễ bàn định điển lệ. Hằng năm, cứ tháng trọng hạ (tháng 5) chọn ngày tốt làm lễ.

Xem thêm:  Thuyết minh giới thiệu về ngành thủ công mĩ nghệ (đặc sản, nét văn hóa ẩm thực) của địa phương em- BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 10 ĐỀ 3

Lời bàn:

Lê Đại Hành là vị vua lỗi lạc, là một trong những anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong các triều đại phong kiến ở nước ta. Ông không chỉ nổi tiếng bởi tài cầm quân kiệt xuất, phá Tống, bình Chiêm, giữ toàn vẹn bờ cõi trước sự nể trọng của phong kiến Trung Hoa mà còn được người đương thời và hậu thế ngợi ca ở tài trị nước, đặc biệt là việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Và không phải ngẫu nhiên Lê Đại Hành mở ra lễ hội tịch điền Đọi Sơn, lễ hội khuyến nông đầu tiên dưới chế độ phong kiến Việt Nam, một lễ nghi trọng đại ở một đất nước chủ yếu sống bằng nông nghiệp, mà việc làm ấy còn là để cho các vương triều sau noi theo.

Với một quốc gia nông nghiệp thì việc nhà vua chăm lo đến nghề trồng lúa nước cũng là điều dễ hiểu. Song, việc mà các vị vua Việt Nam tham gia lễ tịch điền không hoàn toàn đơn giản chỉ là vậy, mà đó là việc người xưa muốn nói với hậu thế rằng, hành động có công hiệu hơn ngàn lời nói. Vâng, ở đâu và thời nào cũng thế, những việc làm gương của người đứng đầu bao giờ cũng mang lại giá trị giáo dục cao. Tiếc rằng các vị vua ngày xưa biết đi cày nhưng hậu thế ngày nay chẳng mấy ai biết gieo mạ, cấy lúa… nên nông dân, nông nghiệp, nông thôn vẫn còn chồng chất khó khăn.

Xem thêm:  Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện rõ nét qua hình tượng con sông Đà trong bài tùy bút Người lái đò sông Đà. Hãy phân tích và chứng minh.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

Hinh anh hot5 310x165 - Tổ quốc trên hết

Tổ quốc trên hết

Theo sách “Danh nhân đất Quảng”, năm 1916, bà Hoàng Thị Tòng từ Hàng Châu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *