Hướng dẫn soạn văn Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Hướng dẫn
Hướng dẫn soạn văn Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minhsẽ cung cấp hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người học trong quá trình tìm hiểu bài học. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé
I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh.
2. Luyện tập
Trả lời các câu hỏi sau đây để kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh:
a. Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố), viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao?
- Viết như trên là không chuẩn xác vì: Thứ nhất trong chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian. Thứ hai là văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có ca dao, tục ngữ. Thứ ba, đó là trong chương trình Ngữ văn 10 không có câu đố.
b. Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác:
- Điểm chưa chuẩn xác trong câu trên chính là ý nghĩa của cụm từ “thiên cổ hùng văn”. “Thiên cổ hùng văn” có nghĩa là một áng hùng văn của nghìn đời, chứ không phải là một ánh hùng văn được viết cách đây đúng một nghìn năm.
c. Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lý do gì?
- Văn bản trên không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bởi vì trong văn bản không đề cập tới tư cách nhà thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?
- Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu:
+ Cần tìm hiểu kĩ, thấu đáo về vấn đề trước khi viết.
+ Cần thu thập các tài liệu tham khảo, các tài liệu chính xác, đáng tin cậy.
+ Cần cập nhật thông tin, tài liệu để thấy được sự thay đổi.
II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
2. Luyện tập
a. Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
Phân tích biện pháp làm cho luận điểm “Nếu bị tước đi môi trường sống kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.
- Biện pháp để có thể làm cho luận điểm “Nếu bị tước đi môi trường sống kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn. Đó chính là đưa ra những chi tiết cụ thể về một bộ não của đứa trẻ ít được vui chơi, tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong chiếc hộp rỗng mà tác giả đưa ra. Khi đó, luận điểm sẽ được làm sáng tỏ, từ một luận điểm khái quát trở nên cụ thể và dễ hiểu.
b. Hãy đọc đoạn trích sau đây và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ
- Việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ đã cho người đọc được mở rộng thêm kiến thức và sự tích có mặt của Hồ Ba Bể. Bởi khi nhắc tới một danh lam thắng cảnh, người ta thường muốn biết thêm những câu chuyện xoay quanh danh lam thắng cảnh đó. Truyền thuyết về hòn đảo An Mạ đã đưa người đọc về với thuở xa xưa, khiến cho bài văn thêm cuốn hút và hấp dẫn.
III. Luyện tập
Đọc đoạn trích sau và phân tích tính hấp dẫn của nó
- Đoạn văn của Vũ Bằng có tính hấp dẫn của một văn bản thuyết minh bởi ngay trong chủ đề của bài văn là nói về một món ăn có sức gợi cảm đối với người đọc.
- Hơn nữa, trong đoạn văn của Vũ Bằng còn sử dụng phương pháp thuyết minh sinh động, hấp dẫn. Người đọc được tiếp xúc với món phở bằng nhiều cách nhìn khác nhau, từ xa đến gần, nhập vai người được ăn và cả vai người đứng nhìn. Cách miêu tả của tác giả gợi ra nhiều những liên tưởng thú vị, bên cạnh đó tác giả còn sử dụng vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng và linh hoạt. Với các từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm, câu văn luôn thay đổi theo nhịp điệu.
Theo Tapchivanhoc.com