Hướng dẫn soạn văn Tìm hiểu chung về văn bản tự sự

Hướng dẫn soạn văn Tìm hiểu chung về văn bản tự sự

Hướng dẫn

Trong quá trình viết và làm bài, để kể lại một sự vật, sự việc chúng ta thường xuyên sử dụng thao tác tự sự. Vậy tự sự là gì? Hướng dẫn soạn văn Tìm hiểu chung về văn bản tự sự sẽ cung cấp lời giải chi tiết nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình tìm hiểu bài học này của người học.

  1. I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự

Câu 1. Trong đời sống hàng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau

– Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

– Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào.

– Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

– Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a, Gặp trường hợp như thế, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?

– Người nghe muốn biết:

+câu chuyện cổ tích của bà

+phẩm chất, ngoại hình, tính cách của bạn Lan

+An đã gặp phải chuyện gì

+Câu chuyện hay ho của bạn

– Người kể phải:

+Kể một câu chuyện cổ tích

+Kể và miêu tả ngoại hình, phẩm chất đạo đức của Lan

+An đã trải qua những chuyện gì, tốt hay xấu

+Kể câu chuyện hay nhưng phải rõ đầu đuôi, và có tính liên kết

Xem thêm:  Hãy tả lại một cảnh đẹp hoặc một di tích lịch sử mà em được tới thăm.

b, Trong những trường hợp trên, chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những chuyện như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể về một câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được không? Vì sao?

Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, người được hỏi phải kể về Lan:

+ Ngoại hình Lan như thế nào: cao hay thấp, tóc tai, nước da,…

+Tính cách của Lan: có tốt tính không, có hay giúp đỡ mọi người không,…

– Vì: từ đó người nghe hình dung được về Lan là một người như thế nào

– Nếu người trả lời kể về một câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học của An thì không thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được, vì không liên quan đến câu hỏi của người hỏi

Câu 2. Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản tự này cho ta biết những điều gì? (Truyện kể về ai, ở thời nào, làm việc gì, diễn biến của sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc như thế nào?) Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng?

Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện. Truyện bắt đầu từ đặc điểm, diễn biến như thế nào, kết thúc ra sao? Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của phương thức (cách thức) tự sự

Trả lời:

Xem thêm:  Những danh ngôn về mái ấm gia đình nổi tiếng nhất hiện nay

Văn bản tự này cho ta biết:

Truyện kể về Thánh Gióng, người anh hùng đánh giặc Ân để cứu nước

Ở thời Hùng vương thứ sáu

Diễn biến: Gióng lên ba mà chứ biết nói cười, nhưng nghe tin có giặc thì xin đi đánh giặc, sau đó dân làng góp gạo nuôi Gióng, Gióng ăn khỏe và lớn nhanh như thổi, rồi vươn vai thành tráng sĩ, mình cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc giáp sắt đánh tan giặc, roi gãy thì nhổ tre, cuối cùng cũng đánh thắng, bỏ lại ngựa, áo giáp và bay lên trời.

– Kết quả: đánh tan lũ giặc xâm lăng

Ý nghĩa: ý chí quyết tâm và lòng quả cảm đã đánh thắng giặc của Gióng cũng như của nhân dân ta

Có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng vì: câu truyện đã tôn vinh người anh hùng cứu nước nước thuở đầu dựng nước

Các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện:

– Hoàn cảnh ra đời của Gióng

– Hành động xin đi đánh giặc của Gióng

– Gióng ăn cơm do dân làng góp gạo nuôi, lớn thành tráng sĩ đánh thắng giặc

– Đánh tan giặc, bỏ lại mọi thứ và bay lên trời

– Sự ra đời của đền Gióng

II. Luyện tập

Theo Tapchivanhoc.com

Có thể bạn thích

Xem thêm:  Cuộc đời giọt nước là những cuộc phiêu lưu kỳ thú. Em hãy kể lại những cuộc phiêu lưu ấy

Check Also

myhuyen 1 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *