Hướng dẫn soạn văn Phương pháp tả người
Hướng dẫn
Hướng dẫn soạn văn Phương pháp tả ngườisẽ cung cấp thêm những đơn vị bài học hữu ích, đồng thời định hướng lời giải cho hệ thống câu hỏi sách giáo khoa. Các bạn hãy cùng tham khảo để có quá trình học tập hiệu quả nhé!
I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
1. Đọc các đoạn văn tr. 59-61 SGK Ngữ văn 6 tập 2 và trả lời câu hỏi:
a. Mỗi đoạn văn đó tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?
b. Trong các đoạn văn đó, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?
c. Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. Nếu phải đặt tên cho văn bản này thì em sẽ đặt là gì?
Trả lời
a. Nhân vật được miêu tả trong mỗi đoạn văn
– Đoạn văn 1: Miêu tả về nhân vật Dượng Hương Thư
+ Đặc điểm nổi bật của Dượng Hương Thư là sự mạnh mẽ và hùng dũng.
+ Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh: như một bức tượng đồng, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ.
– Đoạn văn 2: Miêu tả về nhân vật cai Tứ
+ Đặc điểm nổi bật của cai Tứ là xấu xí, gian xảo và tham lam.
+ Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh: Mặt vuông nhưng hai má hóp lại, Cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng, Mũi gồ sống mương, Bộ ria mép cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét, tối om
Răng vàng hợm của.
– Đoạn văn 3: Miêu tả về nhân vật Quắm Đen và ông Cản Ngũ đang đấu vật
+ Đặc điểm nổi bật của nhân vật: khỏe mạnh,nhanh nhẹn.
+ Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh: Lăn xả đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, thoắt biến hoá khôn lường; Đứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc dây ngang bụng, thần lực ghê ghớm …
b. Trong các đoạn văn đó, đoạn thứ hai tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn 1 và 3 tả người gắn với công việc.
Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có sự khác nhau:
– Đoạn khắc hoạ chân dung nhân vật gắn với sự tĩnh tại, nên có thể sử dụng nhiều danh từ và tính từ.
– Đoạn mô tả người gắn với công việc gắn với hoạt động nên sử dụng nhiều động từ hơn.
c. Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Nội dung chính của mỗi phần là:
– Phần mở đầu: Từ đầu đến “nổi lên ầm ầm”: khắc họa về quang cảnh diễn ra keo vật.
– Phần thân bài: Tiếp theo đến “Sợi dây ngang bụng”: miêu tả chi tiết về diễn biến của keo vật.
– Phần kết bài: đoạn còn lại: Cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.
II. LUYỆN TẬP
Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau:
– Một em bé chừng 4-5 tuổi
– Một cụ già cao tuổi.
– Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.
Trả lời
– Các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi:
+ Nước da trắng hồng mịn màng …
+ Đôi mắt tròn xoe như hai hạt nhãn.
+ Chân tay mũm mĩm,…
– Các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả một cụ già cao tuổi:
+ Mái tóc bạc phơ như cước
+ Làn da nhăn nheo và nhiều nếp nhăn thể hiện bước đi của thời gian.
+ Dáng đi lom khom, tấm lưng đã còng.
Theo Tapchivanhoc.com