Hướng dẫn soạn văn Phó từ – Chương trình Ngữ văn lớp 6

Hướng dẫn soạn văn Phó từ – Chương trình Ngữ văn lớp 6

Hướng dẫn

Phó từ là gì? Phó từ đóng vai trò gì trong câu? Để giải đáp cho tất cả những câu hỏi này, các bạn hãy cùng tham khảo bài hướng dẫn soạn văn Phó từmà chúng tôi đã tổng hợp và giới thiệu dưới đây nhé!

I. Phó từ là gì?

1. Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?

Các từ được in đậm bổ sung nghĩa cho các từ khác và thuộc những từ loại theo bảng sau:

Từ được in đậm Bổ sung nghĩa cho từ Thuộc từ loại
đã đi Động từ
cũng ra Động từ
vẫn chưa thấy Động từ
thật lỗi lạc Tính từ
được soi Động từ
rất ưa nhìn Tính từ
ra to Động từ
rất bướng Tính từ

2. Các từ in đậm đứng ở những vị trí nào trong cụm từ?

  • Các từ in đậm đứng ở vị trí trước hoặc sau thành tố trung tâm của cụm từ, và bổ nghĩa cho thành từ ngữ trung tâm (có thể là động từ, tính từ).

II. Các loại phó từ

  • 1. Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm:

a. Phó từ bổ sung ý nghĩa cho từ “chóng” là từ “lắm”

b. Phó từ bổ sung ý nghĩa cho từ “trêu” là từ “đừng”, “vào”

Xem thêm:  Nghị luận vô cảm và biểu hiện của bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay

b. Phó từ bổ sung ý nghĩa cho từ “trông thấy” là từ “không” ; Phó từ bổ sung ý nghĩa cho từ “trông thấy” là từ “đã” ; Phó từ bổ sung ý nghĩa cho từ “loay hoay” là từ “đang”.

  • 2. Điền các phó từ đã được tìm ở phần I và phần II vào bảng phân loại theo mẫu dưới đây:

Phó từ đứng trước Phó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian đã, đang
Chỉ mức độ thật, rất, lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự cũng, vẫn chưa
Chỉ sự phủ định chưa, không
Chỉ sự cầu khiến đừng
Chỉ kết quả và hướng ra
Chỉ khả năng được

3. Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên

– Chỉ quan hệ thời gian: từng, đương, sẽ

– Chỉ mức độ: quá, khá, cực, đều

– Chỉ sự tiếp diễn tương tự: đều, còn, lại,

– Chỉ sự phủ định: chẳng, nhưng, không thể, không còn

– Chỉ sự cầu khiến: hãy, chớ

– Chỉ kết quả và hướng: vào, trong, chắc

– Chỉ khả năng: có thể

  • III. Luyện tập

  • Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

Từ được in đậm Từ được bổ sung nghĩa Ý nghĩa
đã Đến Chỉ sự xuất hiện của mùa xuân
Không còn Ngửi Phủ định hành động
đã Cởi bỏ Diễn tả hành động đã diễn ra
Đều Lấm tấm Diễn tả mức độ
đương Trổ lá Diễn tả trạng thái
Lại sắp Buông tỏa Diễn tả trạng thái
ra Buông tỏa Diễn tả hướng của sự vật
Cũng sắp Diễn tả sự tiếp diễn
Xem thêm:  Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Âm thanh thành phố – Tiếng Việt 3

– Từ “đã” và “được” bổ sung nghĩa cho từ “xâu” diễn tả khả năng và kết quả trong câu văn.

  • Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt bằng một đoạn văn ngắn từ ba đến năm câu. Chỉ ra một phó từ được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ đó để làm gì?

  • Vào một ngày mưa, khi Dế Mèn đi ngang qua bỗng thấy chị Cốc đang đứng rỉa lông, bèn nảy ý đồ trêu chọc. Dế Mèn cất cao giọng trêu chị Cốc, chị Cốc tức giận nhưng lại trút giận nhầm người. Chị Cốc giáng những đòn thật đau vào cậu Choắt ốm yếu đang lủi thủi trong hang. Chị Cốc đã trút được giận liền bay đi, khi ấy Choắt chỉ còn thoi thóp.
  • Các phó từ: bỗng, đang, thật, đã, còn

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

6f73e0f8f18115df48318 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *