Hướng dẫn soạn văn Lập dàn ý bài văn thuyết minh
Hướng dẫn
Soạn văn Lập dàn ý bài văn thuyết minh cung cấp hệ thống lời giải chi tiết nhằm định hướng cho người học trong việc tìm hiểu bài học cũng như rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn thuyết minh. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
I. Dàn ý bài văn thuyết minh
1. Hãy nhắc lại bố cục ba phần của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần
Bố cục: 3 phần:
-Mở bài: Giới thiệu sự vật, sự việc cụ thể của bài viết.
-Thân bài: Nội dung chính của bài viết
-Kết bài: Nêu suy nghĩ và hành động của người viết.
2. Bố cục ba phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của văn thuyêt minh không? Vì sao?
-Bố cục 3 phần của một bài làm văn phù hợp với đặc điểm của văn bản thuyết minh.
-Vì văn bản thuyết minh là kết quả của thao tác làm văn, cũng có lúc người viết phải miêu tả, trình bày sự việc, nêu cảm xúc, suy nghĩ.
3. So với phần mở bài và phần kết bài của một bài văn tự sự thì phần mở bài và phần kết bài của một bài văn thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
-Điểm tương đồng: ở phần mở bài và thân bài
-Điểm khác biệt: kết bài
+ Văn tự sự: nêu cảm nghĩ của người viết
+ Văn thuyết minh: trở lại đề tài thuyết minh, lưu lại những suy nghĩ, cảm xúc.
4. Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài) kể dưới đây có phù hợp với yêu cầu của một bài văn thuyết minh không? Vì sao?
-Trình tự thời gian (từ trước đến nay…)
Trình tự này phù hợp.
-Trình tự không gian (từ gần đến xa, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới,…)
Tùy thuộc vào từng đối tượng song nên đi ngược lại.
-Trình tự nhận thức của con người (từ quen đến lạ, từ dễ thấy đến khó thấy,…)
Phù hợp.
-Trình tự chứng minh – phân bậc (hoặc phân bậc – chứng minh)
Không có.
II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh
1. Xác định đề tài
-1 danh nhân.
-1 tác phẩm
-1 tác giả
-Tiêu biểu
2. Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu đề tài cần thuyết minh
- Yêu cầu: lời giới thiệu phải thực sự thu hút
b. Thân bài:
- Tìm ý, chọn ý: xác định những tri thức cần cung cấp
- Sắp xếp ý: lựa chọn trình tự sắp xếp ý
c. Kết bài
- Trở lại đề tài thuyết minh
- Lưu giữ cảm xúc
III. Luyên tập
Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh sau:
1. Giới thiệu một tác giả văn học
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả
b. Thân bài
-Cuộc đời và sự nghiệp văn học:
+ Hoàn cảnh xuất thân, quê quán, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời,…
+ Các giai đoạn sáng tác
+ Những tác phẩm chính
-Phong cách nghệ thuật:
+ Nội dung trong những sáng tác.
+ Những đặc điểm nghệ thuật thể hiện trong các tác phẩm.
+ Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu để làm rõ phong cách sáng tác của tác giả.
+ Những thành công và giải thưởng tác giả nhận được.
c. Kết bài:
-Khẳng định vị trí của tác giả trong lòng bạn đọc
-Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn học của tác giả vừa thuyết minh.
2. Giới thiệu một tấm gương học tốt
a. Mở bài: Giới thiệu tấm gương học tốt
b. Thân bài
- Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập, điều kiện học tập
- Quá trình phấn đấu học tập
- Những kết quả học tập tốt đã đạt được.
- Thái độ của mọi người xung quanh với nhân vật và ngược lại.
c. Kết bài
- Khẳng định đó là một tấm gương học tập đáng để noi theo.
- Rút ra bài học cho bản thân và mọi người.
3. Giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp) mình
a. Mở bài: Giới thiệu chung về phong trào
b. Thân bài
-Phong trào được phát động ở đâu và hưởng ứng ra sao?
-Diễn biến của phong trào qua các năm.
-Những kết quả mà phong trào đã đạt được.
c. Kết bài: Ý nghĩa của phong trào.
4. Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập)
a. Mở bài: Giới thiệu chung về quy trình sản xuất ( hoặc các bước của 1 quá trình học tập)
b. Thân bài:
- Những nét cơ bản về quy trình sản xuất hoặc học tập: sản xuất (học tập) cái gì? Tại sao lại cần sản xuất/ học tập những sản phẩm/môn học đó?…
- Mô tả quy trình sản xuất: bắt đầu thế nào/ diễn biến các công đoạn ra sao?
- Sản phẩm của quy trình sản xuất đó là gì? Chất lượng, giá trị sản phẩm như thế nào?
c. Kết bài: Nêu nhận xét về quy trình sản xuất đó.
Theo Tapchivanhoc.com