Hướng dẫn soạn văn Hai đứa trẻ – Chương trình Ngữ văn lớp 11

Hướng dẫn soạn văn Hai đứa trẻ – Chương trình Ngữ văn lớp 11

Hướng dẫn

Hướng dẫn soạn văn Hai đứa trẻ sẽ cung cấp hệ thống lời giải chi tiết và đầy đủ nhất cho quá trình tìm hiểu và phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ. Các bạn hãy cùng tham khảo để có thêm những thông tin bổ ích nhé.

I. Hướng dẫn đọc bài

Câu 1: Cảnh vật trong truyện đã được miêu tả trong thời gian và không gian như thế nào?

Cảnh vật trong truyện được miêu tả trong không gian và thời gian rất cụ thể:

  • Về không gian: đây là một không gian thực, khung cảnh nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Ngoài ra còn có không gian hồi tưởng của chị em Liên về cuộc sống khi còn ở Hà Nội.
  • Về thời gian: đầu tiên là lúc chiều tà, có tiếng trống thu không, ếch nhái kê ngoài đồng và muỗi vo ve, sau đó là bóng tối và tới đêm
  • Cảnh vật hiện lên một cách xơ xác, đìu hiu và leo lét, hiện rõ cảnh nghèo nơi đây

Bài liên quan đến truyện ngắn Hai đứa trẻ:

>>Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam – Văn mẫu lớp 11 tuyển chọn

>>Phân tích hai chị em trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

>>HGiới thiệu về truyện ngắn Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam

>>Giới thiệu về nhà văn Thạch Lam – Tác giả của truyện ngắn Hai đứa trẻ

Câu 2: Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện ra sao?

Tác giả đã miêu tả cuộc sống của những người dân phố huyện:

Xem thêm:  Nêu ý kiến của anh (chị) về chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ. Theo anh (chị), đó là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn vì những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn?
  • Cuộc sống vào lúc chiều tà tẻ nhạt, khi chợ vãn chỉ còn rác, những hình ảnh đèn leo lét mờ nhạt thấp thoáng hiện lên.
  • Một cuộc sống nghèo đói, mọi người đều lầm lũi cặm cụi kiếm ăn như những con chim đi ăn đêm
  • Cuộc sống nơi phồ huyện nhưng thật buồn, không gian tĩnh lặng, cảm giác cô đơn và tuyệt vọng, mong đợi cái gì đó mới lạ sẽ đến
  • Sự xuất hiện của con người chỉ làm tăng thêm vẻ nghèo khó, bươn chải kiếm sống

Câu 4: Phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện

  • Ngồi trước cửa hàng, hai chị em Liên và An cảm nhận buổi chiều ta bằng cảm giác riêng, vừa buồn vừa gắn bó, có sự hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên phố huyện “tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.
  • Hai chị em lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với nỗi buồn mênh mang, tuy còn nhỏ nhưng Liên biết cảm thông và xót xa với những kiếp người nhỏ nhoi “những đứa trẻ nghèo nhặt nhạnh”. Cuộc sống của hai chị em cũng chẳng có gì hơn chính vì thế mà chúng cứ chờ đợi một chuyến tàu sẽ xuất hiện trong bức tranh ấy.

Câu 4: Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?

  • Hình ảnh đoàn tàu trong truyện: Đoàn tàu được miêu tả với những hình ảnh chân thật, khi tàu đi qua, khung cảnh phố huyện như tươi sáng và nhộn nhịp hơn. Hình ảnh đoàn tàu thể hiện cho ánh sáng của niềm tin và hi vọng, những thứ tươi sáng hơn cho người dân phố huyện.
  • Hai chị em Liên cố thức để nhìn chuyến tàu ấy bởi đó là chuến tàu từ Hà Nội về, mang theo những ước vọng mơ hồ “một Hà Nội sáng rực và huyên náo”. Đoàn tàu ấy gợi cho chúng nhớ về cuộc sống khi còn ở Hà Nội.
  • Khi đoàn tàu đi qua họ lại trở về với cuộc sống khó khăn, tăm tối, và để hôm sau họ lại chờ đợi đoàn tàu như thế, chờ đợi một ước mơ.
Xem thêm:  Soạn bài một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận

Câu 5: Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?

  • Nghệ thuật miêu tả: tác giả miêu tả rất tinh tế sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng nhân vật. Cách miêu tả này góp phần tạo nên không khí cho tác phẩm.
  • Giọng văn: vừa nhẹ nhàng, vừa điềm tĩnh, khách quan mà bình dị, thể hiện tình cảm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ phải sống lầm lũi, quanh quẩn. Giọng văn góp phần tạo nên một truyện ngắn giàu chất thơ và mang sắc thái trữ tình.

Câu 6: Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?

  • Qua truyện ngắn, tác giả đã thể hiện niềm thương xót đói với những con người nghèo khổ nơi phố huyện nói riêng và những người dân miền Bắc nước ta trong thời kì trước cách mạng tháng Tám. Ông cũng thể hiện niềm ao ước về một cái gì đó mới mẻ, tươi sáng hơn cho con người và mảnh đất nơi đây.

II. Luyện tập

Câu 1: Anh (chị) có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào, với chi tiết nghệ thuật nào trong truyện Hai đứa trẻ? Vì sao?

  • Ấn tượng sâu sắc với nhân vật Liên, vì dưới cái nhìn của nhân vật này ta đã cảm nhận rõ hơn những cảnh vật và con người nơi phố huyện
  • Ấn tượng với chi tiết bãi rác sau phiên chợ tàn, bởi hình ảnh đó gợi nhớ tới những kí ức tuổi thơ của rất nhiều người Việt
Xem thêm:  Tả cảnh quê hương em vào một buổi sáng

Câu 2: Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ

Những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam

  • Những trang văn vừa đậm đà chất hiện thực lại phảng phất chất thơ ca, trữ tình.
  • Tình người chân chất mà nhẹ nhàng thấm đẫm trong truyện
  • Tập trung vào thế giới nội tâm nhân vật, lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

thaohuyen8 3713562 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *