Hướng dẫn soạn văn Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt
Hướng dẫn
Trong hoạt động giao tiếp, con người thường xuyên có nhu cầu biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng cho người khác. Vậy khi cần biểu đạt cần thực hiện những phương thức như thế nào? Hướng dẫn soạn văn Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt sẽ giúp bạn giải đáp cho băn khoăn này. Hãy cùng tham khảo bài soạn nhé!
-
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt
Câu 1. Văn bản và mục đích giao tiếp
a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng (ví dụ: muốn khuyên nhủ người khách một điều gì, có lòng yêu mến, muốn tham gia một hoạt động do nhà trường tổ chức v.v…) mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?
– sử dụng hình thức viết, nói, hoặc hành động để cho mọi người biết
b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm nguyện vọng ấy một cách đầy đủ trọn vẹn cho người khách hiểu, thì em phải làm như thế nào?
– Cần trình bày một cách mạch lạc đúng nội dung, đúng chủ đề cần nói
c, Đọc câu ca dao và trả lời câu hỏi:
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù sai xoay hướng đổi nền mặc ai
Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì? Nó muốn nói lên vấn đề (chủ đề) gì? Hai câu ấy và sự liên kết với như thế nào (về luật thơ và về ý) như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa? Theo em, câu ca dao đó đã có thể coi là một văn bản chưa?
– Câu ca dao này được sáng tác ra để: bàn về một tư tưởng, đạo lí
– Nó muốn nói lên vấn đề: con người cần có chính kiến cá nhân, lập trường cụ thể
– Hai câu ấy liên kết với nhau bằng cách bắt vần theo thể thơ lục bát, và đã biểu đạt trọn vẹn một ý.
– Câu ca dao đó đã có thể coi là một văn bản.
d, Lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao?
– Lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản. vì: có câu chủ đề, có phần mở đầu, phần kết thúc và nội dung được liên kết với nhau.
e, Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể chuyện miệng hay được chép lại), câu đối, thiệp mời dự đám cưới… có phải đều là văn bản không? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết.
Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể chuyện miệng hay được chép lại), câu đối, thiệp mời dự đám cưới… có phải đều là văn bản. Những văn bản mà em biết đó là: thư cảm ơn, thư mời phỏng vấn,…
Câu 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
Tùy theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt phù hợp, có thể chia ra các phương thức biểu đạt sau:
TT | Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt | Mục đích giao tiếp | Ví dụ |
1 | Tự sự | Trình bày diễn biến sự việc | Con rồng cháu tiên,… |
2 | Miêu tả | Tái hiện trạng thái sự vật, con người | Tả con đường, tả đầm sen, tả con vật,.. |
3 | Biểu cảm | Bày tỏ tình cảm, cảm xúc | Thơ trữ tình,.. |
4 | Nghị luận | Nêu ý kiến đánh giá bản thân | Ca dao tục ngữ,.. |
5 | Thuyết minh | Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp | Thuyết minh về con vật, đồ vật,.. |
6 | Hành chính, công vụ | Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người | Đơn, công văn, quyết định thăng chức,… |
II. Bài tập
Cho các tình huống giao tiếp sau, hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp
– Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động thành phố
=> Kiểu văn bản và phương phức biểu đạt: Hành chính công vụ
– Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá.
=> Kiểu văn bản và phương phức biểu đạt: Tự sự
– Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu.
=> Kiểu văn bản và phương phức biểu đạt: Miêu tả
– Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội
=> Kiểu văn bản và phương phức biểu đạt: Thuyết minh
– Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá
=> Kiểu văn bản và phương phức biểu đạt: Biểu cảm
– Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người
=> Kiểu văn bản và phương phức biểu đạt: Nghị luận
Theo Tapchivanhoc.com