Hướng dẫn soạn văn Ếch ngồi đáy giếng – Chương trình Ngữ văn lớp 6

Hướng dẫn soạn văn Ếch ngồi đáy giếng – Chương trình Ngữ văn lớp 6

Hướng dẫn

Soạn văn Ếch ngồi đáy giếngsẽ cung cấp hệ thống lời giải chi tiết nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình tìm hiểu và phân tích truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của người học. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Hướng dẫn tìm hiểu

Câu 1. Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể?

Trả lời:

Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể vì:

– Môi trường sống của ếch chỉ thu hẹp trong cái giếng nhỏ.

– Trong cái giếng mà ếch sống chỉ có những loài vật nhỏ bé, và ếch ngang nhiên trở thành loại vật lớn nhất.

– Hằng ngày tiếng kêu “Ồm ộp” của ếch làm cho các loài vật trong giếng cảm thấy vô cùng sợ hãi.

Như vậy, chính môi trường sống hạn hẹp, nhỏ bé đã hình thành thói tự phụ, kiêu căng, coi trời bằng vung của chú ếch.

Câu 2. Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp?

Trả lời

Ếch bị con trâu đi ngang qua dẫm bẹp vì:

– Dù thay đổi môi trường sống nhưng ếch vẫn giữ thói tự phụ, không chịu quan sát sự thay đổi xung quanh, và luôn cho rằng “bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể”.

Xem thêm:  Bài số 60: Chiều ven sông

– Thái độ kiêu căng đã khiến nó chủ quan dù đặt chân đến một thế giới mới.

– Ếch vẫn giữ nguyên thói quen cũ và đưa cặp mắt ngông nghênh, không coi ai ra gì lên nhìn đời, do đó nó không thèm để ý gì đến xung quanh.

Câu 3. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?

Trả lời:

Bài học của Ếch ngồi đáy giếng:

– Dù môi trường sống hạn hẹp vẫn phải không ngừng quan sát để học hỏi và mở mang tầm hiểu biết.

– Khi thay đổi môi trường sống, phải tích cực tăng cường quan sát để hiểu và thích ứng với môi trường mới.

– Không được chủ quan, kiêu ngạo và coi thường mọi người xung quanh. Sự tự phụ không chỉ giới hạn tầm nhìn của mình mà còn gây ra những hiệu quả nghiêm trọng.

Ý nghĩa của bài học: bài học trên có ý nghĩa nhắc nhở và giáo dục mọi người không được kiêu căng, tự phụ mà phải luôn luôn nỗ lực, không ngừng học hỏi.

II. LUYỆN TẬP

1. Hãy tìm và gạch chân hai câu trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện?

Trả lời:

Hai câu văn quan trọng nhất:

– “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể”.

Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm: Em ơi buồn làm chi... Sao xót xa như rụng bàn tay

– “Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi ngang qua dẫm bẹp”

2. Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng.

Trả lời:

– Một bạn học giỏi nhất lớp và luôn kiêu căng cho rằng mình có tài năng kiệt xuất nên coi thường các bạn có điểm kém trong lớp. Vì thế bạn đã tự phụ, chủ quan không chú tâm học hành nên kết quả học tập đã giảm sút và thua kém những bạn khác.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

anh tuong1 1711201815 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *