Hướng dẫn soạn văn Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân – Chương trình Ngữ văn lớp 11

Hướng dẫn soạn văn Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân – Chương trình Ngữ văn lớp 11

Hướng dẫn

Hướng dẫn soạn văn Chữ người tử tù cung cấp hệ thống lời giải chi tiết cho bài học nhằm đưa ra những định hướng đúng đắn cho người học trong quá trình tìm hiểu tác phẩm. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

I. Hướng dẫn tìm hiểu

Câu 1:Tình huống truyện của tác phẩm chữ người tử tù là gì? Tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?

Tình huống truyện trong Chữ người tử tù là tình huống gặp gỡ đặc biệt. Biểu hiện:

– Xét về mặt bình diện xã hội: một người là quản ngục, một người là tử tù

– Nơi gặp gỡ: chốn ngục tù tăm tối, dơ bẩn đầy những phân chuột, phân gián

– Thời gian gặp gỡ: trước khi Huấn Cao bị đưa ra pháp trường

➔ Xây dựng tình huống gặp gỡ đặc biệt nhằm tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn của câu chuyện đồng thời góp phần thể hiện tính cách nhân vật:

– Huấn Cao: một con người tài hoa khí phách, có tâm hồn cao đẹp

– Quản ngục: “một âm thanh trong trẻo xen giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

Bài liên quan đến tác phẩm Chữ người tử tù:

>>Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân- người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp

>>Hướng dẫn soạn văn Chữ người tử tù – Chương trình Ngữ văn lớp 11

>>Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân- Văn mẫu tuyển chọn lớp 11

>>Giới thiệu về tác phẩm Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân

Xem thêm:  Chi tiết đặc sắc sau khi đọc tác phẩm Hạnh Phúc của một tang gia

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao anh chị có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?

Những vẻ đẹp của Huấn Cao:

– Tài hoa: có tài viết chữ rất đẹp: “chữ đẹp và vuông lắm”, “có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp… Có được chữ Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời…Thế ra y văn võ đều có tài cả”, tài viết chữ của ông còn nổi tiếng gần xa.

– Khí phách: một tử tù đợi ngày ra pháp trường vẫn giữ phong thái ung dung, tự tại, không sợ cường quyền, hiên ngang, bất khuất, coi khinh tiền bạc, không vì vàng bạc hay quyền quý mà ép mình viết câu đối.

– Thiên lương: Nhân cách trong sáng, trọng nghĩa khinh lợi, có tài có tâm, coi khinh tiền bạc và quyền thế, có tấm lòng biệt nhỡn liên tài.

➔ Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp: cái đẹp và cái tài không thể tách rời nhau. Và cái đẹp có thể làm thay đổi con người, cảm hóa con người, đây mới chính là điểm làm nên giá trị của cái đẹp.

Câu 3: Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “ một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗ lộn xô bồ”?

Làm nghề coi ngục nhưng lại có thú chơi chữ thanh tao -> biết trân trọng và yêu mến cái đẹp

– Suốt đời chỉ có một ao ước: Có được chữ Huấn Cao mà treo trong nhà

Xem thêm:  Nếu cuộc sống loài người thiếu sách (đề mở)

– Có sở thích cao quí đến coi thường cả tính mạng sống của mình:

+ Dám nhờ Thơ lại xin chữ.

+ Đối đãi đặc biệt với tử tù.

=> Đó là cuộc chạy đua nguy hiểm, nếu lộ chuyện quản ngục chắc chắn không giữ

– Chọn nhầm nghề. Giữa bọn người tàn nhẫn, lừa lọc, thì hắn lại có tính cách dịu dàng…biết trọng người ngay.

– Một tâm hồn nghệ sỹ tài hoa đã lạc vào chốn nhơ bẩn. Tuy làm nghề thất đức nhưng có một tâm hồn.

=> Trong xã hội phong kiến suy tàn, chốn quan trường đầy rẫy bất lương vô đạo, Quản ngục đúng là một con người vang bóng

– Một tấm lòng trong thiên hạ… một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luận đều hỗn loạn xô bồ.

=> Biết phục khí tiết, biết quý trọng người tài và yêu quí cái đẹp – một tấm lòng biệt nhỡn liên tài.

Câu 4: Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho viên quản ngục trong nhà lao. Vì soa tác giả lại coi đây là “ một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?

– Thời gian: đêm khuya vắng vẻ, trước khi Huấn Cao bị hành quyết

– Không gian: nhà giam chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, phân cuột, phân gián. -> cái đẹp có thể được tạo ra ngay ở chốn dơ bẩn, cái thanh cao được bộc lộ trốn trần tục, thiên lương được tỏa sáng nơi bóng tối và cái ác ngự trị.

– Tư thế và tâm thế của con người:

+ Huấn Cao: kẻ tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng lại có thể viết nên những nét chữ vuông vắn

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên văn lớp 8

+ Thơ lại: “run run bưng chậu nước”

+ Quản ngục: “khúm núm” vái lạy tù nhân

➔ Tác giả gọi đây là cảnh xưa nay chưa từng có vì thời điểm và không gian diễn ra cảnh cho chữ rất đặc biệt. Con người đã vượt qua tất cả những cái dơ bẩn, tối tăm để sản sinh ra cái đẹp và dù trong hoàn cảnh nào thì cái đẹp vẫn luôn bất khả chiến bại.

Câu 5: Anh chị có nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện chữ người tử tù?

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa cảm cảm hứng lãng mạn.

– Cảnh trong tác phẩm được xây dựng bằng nghệ thuật tương phản, làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái ác và cái thiện, tính cách và hoàn cảnh.

II. Luyện tập

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 12 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *