Hướng dẫn soạn văn Cảm hoài của Đặng Dung – Chương trình Ngữ văn lớp 10

Hướng dẫn soạn văn Cảm hoài của Đặng Dung – Chương trình Ngữ văn lớp 10

Hướng dẫn

Hướng dẫn soạn văn Cảm hoài với hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình tìm hiểu và phân tích bài thơ của người học. Các bạn hãy tham khảo nhé!

I. Hướng dẫn tìm hiểu

Câu 1. Hai câu đầu của bài thơ đã nêu lên tình huống bi kịch của nhà thơ như thế nào? Dựa vào phần Tiểu dẫn để phân tích tình huống ấy?

Trả lời:

Hai câu đầu của bài thơ đã nêu lên tình huống bi kịch của nhà thơ:

Việc thế lôi thôi tuổi tác này,

Mênh mông trời đất hát và say.

Bi kịch mà tác giả gặp phải là bi kịch về việc đời và tuổi tác: khi mà việc đời còn mờ mịt nhưng người thì đã già. Nỗi buồn vì tuổi tác một lần nữa được nhắc lại trong câu 7: Quốc thù chưa trả già sao vội, cho thấy nỗi ám ảnh của nhà thơ về bi kịch này. Tình cảnh và bi kịch ấy khiến người anh hùng càng trở nên cô độc.

Câu 2. Trong hai câu thơ 3-4 tác giả đem đối lập “bậc anh hùng” và “người làm nghề hàng thịt và kẻ câu cá” nhằm nói ý gì? Điều ấy cho biết tâm trạng nhà thơ như thế nào?

Trả lời

Xem thêm:  Chọn lọc 99 bài thơ hay của tố hữu sống mãi cùng thời gian

Trong hai câu thơ 3-4 tác giả đem đối lập “bậc anh hùng” và “người làm nghề hàng thịt và kẻ câu cá”:

Gặp thời đồ điếu thừa nên việc,

Lỡ vận anh hùng luống nuốt cay.

Biện pháp đối lập đã thể hiện rõ nỗi niềm thời thế với tâm trạng oán hận của tác giả.Đồ điếu” nghĩa là mổ thịt, câu cá; tác giả sử dụng điển cố về Phàn Khoái bán thịt chó và Hàn Tín câu cá sau giúp Hán Cao Tổ làm nên sự nghiệp lớn. Biện pháp đối lập còn không phải nhằm mục đích thể hiện sự xem thường, coi Phàn Khoái và Hàn Tín là bất tài mà chủ yếu để bày tỏ nỗi lòng cảm khái sâu sắc về thời vận lỡ dở.

Câu 3. Tâm trạng bi tráng của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua hai câu 5-6? Hãy giải thích ý nghĩa biểu tượng đặc biệt của hai câu thơ đó

Trả lời

Tâm trạng bi tráng của nhà thơ được thể hiện rõ qua hai câu 5-6:

Trí chủ hữu hoài phù địa trục,

(Giúp chúa những lăm giằng cốt đất)

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

(Rửa đòng không thể vén sông mây)

“Phù địa trục” có nghĩa là nâng đỡ trục đất, ý nói nâng đỡ giang sơn đang nghiêng đổ. “Tẩy binh” có nghĩa là xuất binh gặp mưa, hàm ý chỉ điển cố Vũ Vương xuất binh phạt Trụ gặp mưa, có người cho là không lợi, nhưng Vũ Vương nói Trời giúp rửa binh khí, có thể xuất chinh. Vì thế “Tẩy binh” cũng có nghĩa là rửa binh khí để cất đi, tạm dừng chiến tranh.

Xem thêm:  Bình giảng bài ca dao Ai về cuốc đất trồng rau Cho em vui ké dây trầu một bên…

Bài thơ được ra đời trong giai đoạn Đặng Dung đang đem quân đánh quân xâm lược Minh tham tàn, bạo ngược, chưa phải lúc đình chiến, cho nên chỉ hiểu theo nghĩa thứ nhất. Mặc dù tác giả đã mượn hình ảnh “kéo sông thiên hà” từ bài Tẩy binh mã của Đỗ Phủ- nhằm rửa bịn khí đi không dùng nữa, nhưng tác giả Đặng Dung đã vận dụng có sáng tạo để thể hiện ý rửa binh khí để ra trận. Nghĩa của câu thơ này nên hiểu là không có cách gì kéo sông Ngân hà xuống để rửa giáp binh mà làm cuộc xuất chinh.

Câu 4. Phân tích vẻ đẹp tráng lệ của hai câu kết

Trả lời:

Mặc dù trong tình thế bi kịch nhưng đến cuối bài thơ, chúng ta thấy được chí khí quật cường và tinh thần kiên trì chiến đấu:

Quốc thù chưa trả già sao vội,

Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy.

Vị tướng đầu bạc với mối thù nước đau đáu trong lòng và nung nấu ý chí mài kiếm dưới trăng bao phen là hình ảnh mang vẻ đẹp bi hùng, giàu tính biểu tượng. Tuy trong câu thơ này, ám ảnh bi kịch vẫn còn bởi mối thù nước chưa trả vẫn đang thôi thúc trong khi tuổi đã cao, sức lực không còn sinh ra bi kịch. Nhưng cũng chính trong bi kịch ấy, chí khí, sự bền bỉ, nhiệt huyết anh hùng toát lên rõ nét.

Xem thêm:  Lập chương trình triển lãm về chủ đề Bảo vệ môi trường

Tấn bi kịch cùng chí khí của người anh hùng đã được làm nổi bật một cách bi tráng. Tình cảm, khát vọng của tác giả đã được nhấn mạnh thông qua những hình ảnh kì vĩ, lớn lao và mang tầm vóc vũ trụ.

II. Luyện tập

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

7239 1494911290062 1019 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *