Giới thiệu về thể thơ Hai- cư và những bài thơ Hai-cư nổi tiếng của Ba- sô
Hướng dẫn
Thơ Hai-cư là thể thơ truyền thống của Nhật Bản, trong chương trình Ngữ văn lớp 10 học sinh sẽ được học về một số bài thơ hai-cư nổi tiếng của nhà thơ Ba-sô. Để có thêm những hiểu biết về thể thơ Hai-cư các bạn hãy cùng tham khảo bàu Giới thiệu về thể thơ Hai-cưdưới đây nhé!
1. Nguồn gốc và quá trình phát triển
Thơ Hai-cư là một thể thơ độc đáo của Nhật Bản, xuất phát từ ba câu đầu của những bài renga có tính trào phúng, gọi là renga no haikai, về sau gọi là hai kai (bài hài).
Thể thơ Hai-cư được ra đời vào thế kỉ thứ 17, đặc biệt được phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 – 1867), khi đó thơ Hai-cư đã dần mất đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng sâu sắc của Thiền đạo. Vị thiền sư và thi sĩ lỗi lạc của Nhật Bản là Matsuo Ba-so được công nhận là người khai sinh ra thơ Hai-ku, còn Yosa Buson và Masaoka Shiki là những người đã hoàn thiện nó với diện mạo và tên gọi như ngày nay.
2. Đặc điểm của thơ Hai-cư
Có thể coi đây là một thể thơ ngắn nhất trên thế giới, bởi mỗi bài thơ Hai-cư mặc dù vẫn có những hình thức khác nhau nhưng thường chỉ có 17 âm tiết trong 3 câu. Nội dung cơ bản của thơ Hai-cư là không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ rất giới hạn nên trong 17 âm thơ, thường chỉ diễn tả một sự việc diễn ra ngay lúc đó, ở hiện tại.
Một bài thơ Hai-cư luôn tuân thủ hai nguyên lý cơ bản đó là “mùa” và “tính tương quan hai hình ảnh”. Trong thơ bắt buộc phải có từ miêu tả mùa (không dùng trực tiếp tên gọi của mùa) và từ diễn tả một hình ảnh lớn xứng với một hình ảnh nhỏ. Thơ có xu hướng gợi ý hoặc ám chỉ bóng gió nhẹ nhàng. Người làm thơ phải tự đặt mình như một đứa trẻ lúc nào cũng có cảm giác bỡ ngỡ, lạ lùng khi lần đầu tiên tiếp xúc với sự việc. Một bài thơ Hai-cư hay có thể làm sống lại những kí ức đã chôn sâu và đưa ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi gợi lại trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc.
Theo Tapchivanhoc.com