Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Ngạn – Tác giả bài thơ Hứng trở về

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Ngạn – Tác giả bài thơ Hứng trở về

Hướng dẫn

Để có thêm thông tin và cơ sở cho việc phân tích bài thơ Hứng trở về, các bạn hãy cùng tham khảo bài Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Ngạn mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé!

1. Tiểu sử tác giả Nguyễn Trung Ngạn

Tác giả Nguyễn Trung Ngạn, tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên sinh năm 1289 mất năm 1370, tại làng Thổ Hoàng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông là một nhà chính trị, một vị đại thần có tài và được xếp vào hàng “Người phò tá có công lao tài đức đời Trần”.

Ông xuất thân trong một gia đình bình dân nhưng từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng, năm 16 tuổi đã đỗ Hoàng Giáp – khoa Giáp Thìn – niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1307) dưới triều vua Trần Anh Tông. Năm ông 24 tuổi làm Giám quan, khi vua Trần Minh Tông lên ngôi năm 1314, ông được cử đi sứ nhà Nguyên, sau đó năm 1321 ông làm Thị ngự sử ở đài Ngự sử, sau đó ra làm Thông phán ở châu Anh Lãng.

Trong cuộc đời của Nguyễn Trung Ngạn, ông đã trải qua nhiều chức vụ, từ chức Thông giám đến Tể tướng, dù ở cương vị nào ông cũng là một người thanh liêm, hết lòng tận tụy vì công việc, vì dân vì nước. Nguyễn Trung Ngạn là một nhà chính trị gia và nhà ngoại giao có tài, trong hai lần đi sứ nhà Nguyên ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, chuyến đi của ông đã có ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm chủ quyền và độc lập dân tộc của nước nhà trong cuộc bang giao Nam – Bắc.

Xem thêm:  Trong bài Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi có viết: "Một bài thơ... đọc... ". Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên. Từ đó hãy trình bày cảm nhận về một bài thơ mà em yêu thích.

2. Sự nghiệp sáng tác

Ngoài là một nhà chính trị, nhà ngoại giao, thì Nguyễn Trung Ngạn còn là một nhà văn, nhà thơ có tài. Thơ văn của ông là sự kết hợp giữa yêu nước, thương dân và trung quân hiếu quốc, nghệ thuật thơ giàu âm thanh và nhạc điệu, lời lẽ thanh tao điêu luyện. Với những đóng góp lớn lao cho quê hương đất nước, danh tiếng của ông vẫn còn lưu mãi đến ngày nay, và để tưởng nhớ đến công ơn của ông, không chỉ ở quê hương Hưng Yên của ông mà ở nhiều tỉnh thành của cả nước, tên ông đã được đặt cho tên trường học, đường phố và công trình văn hóa.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinh 20181115 040157 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *