Giới thiệu về bài thơ Cảm xúc mùa thu của tác giả Đỗ Phủ
Hướng dẫn
Cảm xúc bài thơ là kết tinh tiêu biểu nhất của tài năng của thi thánh Đỗ Phủ, bài thơ không chỉ thể hiện bức tranh mùa thu đẹp nhưng đượm buồn của thiên nhiên mà còn thể hiện được những tâm trạng xót xa, ngậm ngùi của người lữ khách tha phương nơi đất khách quê người. Bài giới thiệu về bài thơ Cảm xúc mùa thu dưới đây sẽ cung cấp thêm những tông tin thú vị về bài thơ, các bạn hãy theo dõi nhé!
1. Hoàn cảnh sáng tác
Thu hứng là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện tài năng của nhà thơ Đỗ Phủ- “Thi thánh” trong nền văn học Trung Hoa. Bài thơ nằm trong chùm thơ bao gồm tám bài thơ thu được tác giả sáng tác vào năm 766, lúc bấy giờ ông đang lưu lạc ở Quý Châu. Tuy nạn An Lộc Sơn đã dẹp xong nhưng đất nước Trung Hoa thời đó vẫn phải gánh chịu sự kiệt quệ do hậu quả mà chiến tranh để lại và nhà thơ vẫn phải sống trong cảnh tha hương cầu thực. Đây là vùng núi non hiểm trở và cách xa quê hương của nhà thơ mấy ngàn dặm, khiến cho nhà thơ luôn khắc khoải nỗi nhớ đối với quê hương.
2. Đặc sắc về nội dung
“Thu hứng” là sự thông nhất giữa “thu cảnh” và “thu tình”: bốn câu thơ đầu miêu tả bức tranh mùa thu với sự hiu hắt thông qua bút pháp chấm phá và những hình ảnh mang đậm tính ước lệ. Trên phông nền của cảnh thu với rừng thu, khí thu, bốn câu thơ sau nhấn mạnh tâm trạng buồn lo của nhà thơ. Đó là nỗi lòng khắc khoải của kẻ xa quê luôn hướng về nơi chôn rau cắt rốn, đồng thời thể hiện ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương lưu lạc của chính tác giả.
Thông qua tác phẩm này, chúng ta thấy được sự vận động theo mạch từ cảnh đến tình trong thơ ca trung đại và đặc trưng tư duy trong cấu tứ của thơ Đường: “Thơ Đường là thơ của các mối quan hệ”. Bài thơ còn thể hiện tài năng kiệt xuất của tác giả Đỗ Phủ- bậc “Thi thánh trong nền văn học Trung Hoa cũng như tâm trạng đượm buồn, da diết, sầu thương khắc khoải đối với quê hương và niềm cảm thương đối với cuộc sống của nhân dân trong thời cuộc rối ren và loạn lạc.
Theo Tapchivanhoc.com