Đề bài: Em hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Người không học như ngọc không mài”
Bài làm
Con người chúng ta thấy được việc học rất cần thiết và không có một việc nào có thể thay đổi được. Cha ông ta cũng đã có câu tục ngữ rất hay đó chính là câu “Người không học như ngọc không mài” và nó cũng thật đúng đắn cho đến tận ngày hôm nay.
Ta dường như cũng thấy được khi chúng ta sống trong xã hội, ta như cũng thấy được rằng chính con người cần có quá trình học tập để nhận thức về xã hội và ý thức về bản thân mình. Ta như thấy được việc học cũng đã nhằm mục đích hoàn thiện nhân cách sống của mỗi con người trong cộng đồng. Đồng thời ta như thấy được ngày nay khi mà con người sống trong xã hội hiện đại nhưng con người cũng mang bản năng tự nhiên. Thực sự ta như thấy được bản năng tự nhiên thì ít mang tính xã hội mà nó mang tính cá nhân. Có lẽ chính vì thế cũng như ngọc phải mài giũa mới thể hiện được hết vẻ đẹp lung linh cũng như chính những giá trị của nó thì con người cũng phải học tập, đồng thời cũng chính là để thực hành trong lao động sáng tạo.. sẽ thể hiện được những vẻ đẹp của chính mình, đồng thời như cũng thấy được những giá trị của mình trong xã hội. Đúng như câu tục ngữ đã từng nói đó chính là “Người không học như ngọc không mài”.
Ngọc không mài thì sẽ chẳng bao giờ sáng được. Ta như thấy được chính những viên ngọc, đá quý… nếu như mà không được mài giũa, cũng như không được đẽo gọt thì không thể làm cho nó thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó. Thực tế ta như thấy được chính từ một viên đá quý, như một viên ngọc lấy trong tự nhiên nếu không có bàn tay gọt đẽo, và cũng không có những sự mài giũa của con người thì không thành những sản phẩm trang sức đẹp, quý giá có giá trị được.
Từ đó mà ta suy ra ý nghĩa của câu tục ngữ ở vế đầu đó chính là “ Người không học” có nghĩa là nếu con người không được học hành đầy đủ. Việc học ở đây được bao gồm đó chính là việc học cả ở trường lớp và trường đời. Con người không học thì chắc chắn không biết đến những lí luận, hiểu biết… về tất cả những sự vật hiện tượng được. Qủa thật ta như thấy được chính người không có học thì làm sao có những hiểu biết. Con người chúng ta mà lại không có hiểu biết thì không có những lí lẽ, lập luận, bàn luận… về tất cả mọi vấn đề của đời sống con người và xã hội.
Có lẽ chính vì thế nếu là ngọc thì phải có sự gọt đẽo, viên ngọc cũng phải như được mài giũa mới thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó. Có lẽ rằng chính con người cũng như ngọc phải được học tập thật bài bản cũng như học thật đầy đủ những kiến thức về tự nhiên, xã hội thì lúc này đây thì chúng ta cũng mới trở thành người hoàn thiện về nhân cách. Là một con người có được những kiến thức về những hiểu biết và quan trọng hơn đó chính là con người chúng ta cũng biết vận dụng những hiểu biết ấy trong cuộc sống bản thân và xã hội.
Chúng ta đã biết được rằng chính những viên ngọc được xem chính là đáng quý và thực sự có giá trị. Còn con người là đáng quý nhất trong cuộc sống này. Nhưng dường như nếu không có sự học tập, mài giũa, cũng như không có được sự rèn luyện thì không trở thành hữu ích cho chính cuộc sống của chính họ và cho xã hội nơi mà họ đang sống. Cho nên chúng ta cũng phải hiểu được rằng khi đã là ngọc thì phải mài giũa, đã là người thì phải học tập và rèn luyện thì mới có thể thành tài được. Không có một thần đồng nào không trải qua sự tôi luyện mà lại có thể thông thạo được, làm chủ kiến thức được. Tất cả phải trải qua quá trình rèn luyện khó nhọc thì mới có được thành công.
Cũng thật không sai khi chúng ta như có thể ví người tài là một viên ngọc quý. Mỗi con người cũng như cần phải học tập nhiều, cần phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức, rèn luyện để cho trí tuệ nhiều thì ta như thấy được chính viên ngọc ấy ngày càng thành công. Hơn nữa việc học như đã càng khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của mình đối với xã hội. Nếu như con người chúng ta sinh ra đã là thông minh nhưng không biết rèn luyện tu dưỡng thì không thể nào có được thành công được. Bởi kiến thức của nhân loại là bao la, chúng ta nên học tập để có thể trở thành ngọc và là một viên ngọc sáng.
Minh Nguyệt