Giải thích và bình luận câu tục ngữ dân gian Đói cho sạch, rách cho thơm

Giải thích và bình luận câu tục ngữ dân gian Đói cho sạch, rách cho thơm

Hướng dẫn

Đề cao lối sống trong sạch, ngay thẳng tục ngữ dân gian Việt Nam có câu ‘Đói cho sạch, rách cho thơm” Anh chị hiểu gì về câu tục ngữ này, hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm.

I. Dàn ý chi tiết cho đề bình luận câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm

1. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm: Ngoài việc phải học tập và rèn luyện tri thức nhân loại, chúng ta phải trau đồi cho mình những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, gìn giữ phẩm giá và đạo đức đó trong mọi hoàn cảnh. Nhằm răn dạy thế hệ sau luôn ghi nhớ điều đó nên ông cha ta từ xưa đã đúc kết ra câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

2. Thân bài

-Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Dù có đói nhưng vẫn phải ăn uống sạch sẽ, vệ sinh, và dù có phải mặc áo rách nhưng cũng phải giữ gìn cho thơm tho, sạch sẽ

-Nhắc nhở con người giữ gìn đạo đức trước khó khăn, đói nghèo: Cái “đói” là biểu hiện của một cuộc sống nghèo khổ, lam lũ và cơ cực, “rách” là một cuộc sống luôn thiếu thốn, éo le, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Với những phẩm chất đạo đức cao quý con người ta dù có khổ đến mấy cũng không hành động sai trái với chuẩn mực xã hội

-Dẫn chứng nhân vật lịch sử về câu tục ngữ: Trong suốt những năm tháng đi tìm đường cứu nước, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác đã không biết bao nhiêu lần phải chịu khổ cực, đày đọa và tra tấn dã man. Nhưng Bác đã vượt qua tất cả, nhất định không bán nước, giữ nguyên vẹn thanh danh cao quý của một vị lãnh tụ

Xem thêm:  Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình

-Khẳng định tầm quan trọng và giá trị của câu tục ngữ: Trong cuộc đời thiên biến vạn hóa, chúng ta không thể lường trước bất cứ điều gì, chẳng ai có thể dám chắc rằng mình sẽ không gặp phải hoạn nạn khó khăn, sa cơ lỡ vận, thất thu, mất mùa, ốm đau, tai họa,…

3. Kết bài

Ý nghĩa câu tục ngữ: Quan niệm sống ấy đã trở thành một truyền thống của dân tộc ta, nó giống như những bông hoa sen vươn lên rạng rỡ, thanh tao và ngát hương giữa đầm lầy hôi tanh.

II. Bài tham khảo cho đề bình luận câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm

Trong mỗi con người, giá trị đáng quý nhất chính là đạo đức và phẩm chất. Ngoài việc phải học tập và rèn luyện tri thức nhân loại, chúng ta phải trau đồi cho mình những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, gìn giữ phẩm giá và đạo đức đó trong mọi hoàn cảnh. Nhằm răn dạy thế hệ sau luôn ghi nhớ điều đó nên ông cha ta từ xưa đã đúc kết ra câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

“Đói cho sạch, rách cho thơm”, nghĩa đen của câu tục ngữ muốn nói đến cách ăn, mặc trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói. Dù có đói những vẫn phải ăn uống sạch sẽ, vệ sinh, và dù có phải mặc áo rách nhưng cũng phải giữ gìn cho thơm tho, sạch sẽ. Ý nghĩa câu nói muốn răn dạy chúng ra, dù có rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói, chúng ta cũng phải sống theo đạo đức, sống có văn hóa, không nên vì hoàn cảnh mà bày đặt làm liều, làm những việc trái đạo lí, vô đạo đức.

Cái “đói” là biểu hiện của một cuộc sống nghèo khổ, lam lũ và cơ cực, “rách” là một cuộc sống luôn thiếu thốn, éo le, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Với những phẩm chất đạo đức cao quý con người ta dù có khổ đến mấy cũng không hành động sai trái với chuẩn mực xã hội. Tiêu biểu là những người nông dân trong xã hội cũ trước cách mạng tháng Tám. Họ là những người nông dân luôn chăm chỉ lao động, sớm hôm dầm mưa dãi nắng đổi lại những hạt gạo nuôi thân. Năm tháng trôi qua, vượt qua bao thử thách của cuộc sống, những vất vả của công việc nhưng người nông dân chất phác vẫn không để cho thanh danh của mình ô uế.

Xem thêm:  Anh (chị) hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của mình sức sáng tạo của người nông dân Việt Nam

Nước ta vốn là một đất nước nông nghiệp, thời kì đầu phát triển kinh tế có đến 90 % dân số trong ngành nông nghiệp, làm ruộng. Quanh năm suốt tháng họ bán sức lao động đổi lại hạt thóc, củ khoai, cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói. Bởi khi ấy sưu thuế còn cao, chính sách xa vời dân lao động và vì thế mà suốt đời họ chỉ quẩn quanh trong nghèo đói. Nếu không phải là những con người coi trọng phẩm giá và đạo đức làm người thì chính họ đã bị tha hóa từ lâu. May mắn rằng, từ xa xưa, cha ông ta đã răn dạy con cháu phải biết sống cho trong sạch, giữ gìn bản chất thiên lương để sau này khi mất đi không cảm thấy hổ thẹn với chính mình, với trời đất.

Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, một trong những bậc hiền nhân, tấm gương sáng về đạo đức mà nhân dân đời đời phải học tập theo, đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Trong suốt những năm tháng đi tìm đường cứu nước, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác đã không biết bao nhiêu lần phải chịu khổ cực, đày đọa và tra tấn dã man. Nhưng Bác đã vượt qua tất cả, nhất định không bán nước, giữ nguyên vẹn thanh danh cao quý của một vị lãnh tụ vì nước vì dân. Chính vì những phẩm chất cao đẹp ấy trong con người Bác mà Đảng và Nhà nước ta đã có khẩu hiệu: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Trong số chúng ta, mấy ai mà không thích, giàu có, đầy đủ, những ham muốn không có điểm dừng, nhưng cổ nhân đã có câu “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”, nhấn mạnh nhân cách vĩ đại của kẻ chân chính. Trong cuộc đời thiên biến vạn hóa, chúng ta không thể lường trước bất cứ điều gì, chẳng ai có thể dám chắc rằng mình sẽ không gặp phải hoạn nạn khó khăn, sa cơ lỡ vận, thất thu, mất mùa, ốm đau, tai họa,… Đứng trước tình cảnh đó chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” từ đó gìn giữ phấm cách, danh dự của mình.

Trong sạch trong lối sống và nhân cách, thơm tho về danh dự, nhân phẩm, đã được minh chứng qua biết bao con người, thế hệ bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến,… Quan niệm sống ấy đã trở thành một truyền thống của dân tộc ta, nó giống như những bông hoa sen vươn lên rạng rỡ, thanh tao và ngát hương giữa đầm lầy hôi tanh.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

7370 1494911290067 1020 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *