Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn bài văn hay của cô Minh Tâm chuyên văn

Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn bài văn hay của cô Minh Tâm chuyên văn

Hướng dẫn

Mục đích của việc học không chỉ là lĩnh hội tri thức, trau dồi vốn hiểu biết mà còn là quá trình tu dưỡng đạo đức, lễ nghĩa. Trong kho tàng tục ngữ dân gian cũng có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, bằng những hiểu biết của bản thân, em hãy viết bài văn giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn.

Dưới đây là hệ thống dàn ý và bài văn mẫu tham khảo cho đề giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn“. Các bạn hãy cùng tham khảo để có nhiều thông tin bổ ích cho quá trình viết bài của mình nhé!

I. Dàn ý chi tiết cho đề bài Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn

1. Mở bài cho đề Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn

  • Giới thiệu về truyền thống “tôn sư trọng đạo”: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của cha ông ta luôn được đề cao và luôn được các thế hệ sau ghi nhớ
  • Giới thiệu câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn”

2. Thân bài cho bài Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn

  • Phân tích câu tục ngữ:
  • Câu tục ngữ bao gồm 2 vế song song với nhau, có ý nghĩa bổ trợ cho nhau để hoàn thiện một chân lí sống.
  • Giải thích “tiên” là gì: Tiên có nghĩa là trước tiên, trước nhất.
  • Giải thích “hậu” là gì: “Hậu” được hiểu là sau.
  • Tiên học lễ là gì: Tiên học lễ nghĩa là trước tiên con người cần phải học lễ nghĩa, học đạo lí làm người, học cách đối nhân xử thế…
  • Hậu học văn là gì: Hậu học văn nghĩa là sau khi học lễ nghĩa mới đến học văn chương, học các môn văn hóa,..
  • Phân tích ý nghĩa của câu tục ngữ:
  • “Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ mang ý nghĩa sâu sắc nhằm khuyên răn con người sống ở trên đời phải học cách làm người trước sau đó mới học văn chương…
  • Câu tục ngữ có ý nghĩa giống như một châm ngôn sống cho thế hệ trẻ
  • Xứ mệnh của giáo dục quan trọng nhất không phải dạy cái chữ, dạy kiến thức mà hơn hết là dạy cách làm người
  • Liên hệ ý nghĩa của câu tục ngữ với lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng…” cũng giống như có “văn” mà không có “lễ” thì cũng sẽ không được mọi người coi trọng.
  • Trong cuộc sống, “đức” và “tài” là hai yếu tố hợp thành nhân cách văn hóa của mỗi con người, tuy nhiên đức vẫn được ưu tiên hơn.
  • Cái “đức” của mỗi người giống như gốc rễ của cây cối vì vậy con người muốn phát triển được thì phải lấy đức làm gốc.
  • Khẳng định vai trò quan trọng của việc học lễ nghĩa và văn chương: Bên cạnh việc học lễ nghĩa thì các bạn học sinh vẫn cần phải trau dồi kiến thức văn hóa của mình ở tất cả các khía cạnh để có thể phát triển bản thân một cách toàn diện.
Xem thêm:  Phần 2 Đề 30: Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.

3. Kết bài cho đề Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn

  • Khẳng định tầm quan trọng của câu tục ngữ: Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng lớn lao, giúp các bạn học sinh nâng cao nhân cách và phẩm chất của mình cũng như trí tuệ…

Bài liên quan đến đề bài giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn:

>>Giải thích câu tục ngữ Hùm chết để da người ta chết để tiếng văn mẫu lớp 7 tuyển chọn

>>Tìm một câu tục ngữ trái ngược với “Sống chết mặc bay” và giải thích chứng minh cho câu tục ngữ đấy

>>Giải thích câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc văn mẫu lớp 7

II. Bài tham khảo cho đề Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn

Nhân dân ta từ bao đời nay vẫn luôn có truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống ấy đã được cha truyền con nối qua bao thế hệ và cho đến ngày hôm nay nó vẫn còn vẹn nguyên trong mỗi người con đất Việt. Những bài học quý báu của ông cha ta đã được đúc rút lại trong những câu ca dao, tục ngữ để truyền lại cho thế hệ mai sau, hi vọng con cháu sau này sẽ trở thành những người tốt có ích với đất nước. “Tiên học lễ hậu học văn” là một trong số các câu tục ngữ hay và ý nghĩa nhất mà em từng đọc, thể hiện tầm quan trọng về nhân cách của người học trò.

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm 2 vế song song với nhau, không thể tách rời nhau mà ngược lại còn bổ trợ cho nhau nhằm hoàn thiện một nội dung nhất định. “Tiên” có nghĩa là trước tiên, trước nhất, luôn được ưu tiên hàng đầu còn “hậu” được hiểu là sau. Tiên học lễ nghĩa là trước tiên con người cần phải học lễ nghĩa, học đạo lí làm người, học cách đối nhân xử thế sao cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Hậu học văn nghĩa là sau khi học lễ nghĩa mới đến học văn chương, học các môn văn hóa, tìm hiểu các kiến thức về xã hội xung quanh.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Tràng Giang” của nhà thơ Huy Cận

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ mang ý nghĩa sâu sắc nhằm khuyên răn con người sống ở trên đời phải học lễ nghĩa trước, biết coi trọng đạo lí làm người sau đó mới đến học văn chương. Câu tục ngữ này đã trở thành châm ngôn sống khắc sâu vào tâm hồn người Việt qua hàng nghìn năm lịch sử và giá trị của nó sẽ mãi trường tồn cùng thời gian.

Mục đích của việc đến trường là để học nhưng không chỉ đơn thuần là học kiến thức văn hóa mà quan trọng hơn là học cách làm người, đây mới là sứ mệnh cao cả của giáo dục. Muốn những thế hệ trẻ sẽ trở thành những người làm chủ Đất nước thì trước tiên phải dạy chúng cách làm người, coi trọng lễ nghĩa phép tắc, có tấm lòng bao dung nhân hậu, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn… tất cả những điều ấy đều cần thiết cho thế hệ trẻ. Đạo đức và phẩm chất của một người học sinh quyết định trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập và kết quả học tập của người học sinh đó. Ví dụ, một người học sinh luôn không nghe lời bố mẹ, thầy cô, sử sự không có phép tắc, lễ nghĩa, chuyên kết bè kéo phái gây gổ đánh nhau thì chắc chắn kết quả học tập của bạn học sinh ấy cũng không được tốt.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng…” cũng giống như có “văn” mà không có “lễ” thì cũng sẽ không được mọi người coi trọng. Trong cuộc sống, “đức” và “tài” là hai yếu tố hợp thành nhân cách văn hóa của mỗi con người. Tuy nhiên “đức” vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu bởi tài năng chỉ có thể phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng đạo đức. Đạo đức là giá trị cốt lõi của mỗi con người, nếu như không có yếu tố này thì người có tài vẫn sẽ bị coi là vô dụng. Chúng ta cũng giống như cây cối, muốn phát triển được thì phải có gốc rễ bền vững từ đó mới có hoa thơm quả ngọt. Con người muốn phát triển được thì trước tiên phải lấy đức làm gốc, coi trọng lễ nghĩa, sống phải có trách nhiệm với người thân, bạn bè.

Xem thêm:  Tả hoa cúc lớp 5, bài văn miêu tả hoa cúc tím vàng trắng ngắn gọn hay

Trong xã hội hiện nay có rất nhiều trường hợp bị suy thoái đạo đức, không coi trọng lễ nghi phép tắc, ứng xử thiếu văn hóa… Hiện tượng con cãi cha mẹ, học sinh nói tục chửi bậy, cãi lại thầy cô, đánh đập bạn bè ngày càng phổ biến. Có vẻ như câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” chưa được các bạn học sinh để tâm tới, đây là một điều đáng buồn và đáng lo ngại cho tương lai của các bạn trẻ sau này.

Câu tục ngữ giống như một triết lí sống, rất phù hợp với các bạn học sinh. Tiên học lễ, hậu học văn muốn nhấn mạnh rằng con người phải “học lễ” trước sau đó mới đến “học văn”. Tuy nhiên, “hậu học văn” không có nghĩa là chúng ta coi nhẹ việc học tập văn hóa bởi vì có kiến thức văn hóa xã hội tốt thì chúng ta mới có thể trở thành những người chủ tương lai của đất nước. Bên cạnh việc học lễ nghĩa thì các bạn học sinh vẫn cần phải trau dồi kiến thức văn hóa của mình ở tất cả các khía cạnh để có thể phát triển bản thân một cách toàn diện. Khi con người có cả hai yếu tố đức và tài, lễ và văn thì chắc chắn bạn sẽ cống hiến được rất nhiều cho đất nước và sẽ được mọi người kính trọng.

Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng lớn lao, giúp các bạn học sinh nâng cao nhân cách và phẩm chất của mình cũng như trí tuệ để sau này có thể cống hiến nhiều hơn cho Đất nước.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinh dak lak xin1115 040129 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *