Giải thích câu tục ngữ “Ăn có chừng, chơi có độ”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ Ăn có chừng, chơi có độ

Bài làm

Chắc hẳn rằng trong những câu tục ngữ của cha ông ta ngày trước để lại mà nó lại không mang được những nét ý nghĩa nhất định. Và câu tục ngữ đặc “ăn có chừng, chơi có độ” cũng đã gửi gắm một trong những bài học đáng để đời và đáng lưu tâm cho chính chúng ta hiện nay.

Câu tục ngữ “Ăn có chừng, chơi có mực” như đã nhằm dạy dỗ con cháu bao đời nay. Đó được xem chính là một nét tinh hoa văn hóa dường như cũng đã ăn sâu vào nếp sống của các bậc tiền bối ngày trước và câu tục ngữ thật rất đáng cho chúng ta học hỏi. Ta như thấy được tuy câu tục ngữ này không phải là bài học đầy đủ nhất về sự tiết độ và có sự phân chia rõ ràng hay là được phân tiết rạch ròi, Nhưng ta lại có thể khẳng định chắc nịch rằng chúng ta sẽ tìm được ý nghĩa sâu xa của bài học về sự tiết độ ở trong câu tục ngữ này.

Qủa thật rằng cũng chỉ với một câu tục ngữ ngắn gọn gồm sáu chữ “ăn có chừng, chơi có độ”. Thông qua đó nó như lại đã hàm chứa hai hoạt động sống của con người. Với hai từ “ăn – chơi” nếu như chúng ta mà hiểu cách sâu rộng hơn đó chính là từ “ăn” đã được biểu thị nhu cầu “thể xác”. Còn đối với từ “chơi” biểu thị nhu cầu về “tinh thần” của con người. Tựu chung lại ta như thấy được hai từ “ăn – chơi” nếu như mỗi chúng ta mà hiểu về mối tương quan trong hoạt động sống, thì ta như thấy được chính từ “ăn” biểu thị mối “tương quan mình với chính mình”. Quan trọng hơn nữa ta như thấy được chính từ “chơi” biểu thị “tương quan mình và người khác”. Chỉ với hai cụm từ “có chừng” và “có độ” nó chính là toàn bộ ý nghĩa của từ “tiết độ” dường như cũng đã được gói ghém, được biểu thị qua câu tục ngữ. Nếu như theo từ điển tiesng Việt thì ta như hiểu được “Tiết” được có ý nghĩa là dè dặt, kiềm chế, chừng mực, không cho quá đà lên. Còn đối với từ “Độ’ thì nó lại có ý nghĩa là điều độ, cân bằng. Thông qua đây ta như hiểu được “Tiết độ” chính là một việc làm có ý thức kiềm chế, cũng như là nói về những sự dung hòa cho có chừng mực, đó cũng chính là những sự cân bằng các hoạt động sống, tránh thái quá hoặc bất cập.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài Động Phong Nha của Trần Hoàng

Giải thích câu tục ngữ “Ăn có chừng, chơi có độ”

Như vậy, con người chúng ta như thấy được chính câu tục ngữ đặc sắc trên, nếu như chúng ta mà lại hiểu cách nôm na ra đó chính là bài học của ông cha ta gửi gắm về cả tiết độ. Nói một cách rõ hơn ta như thấy được ông bà ta dạy cho con cháu mình đó là một bài học về sự tiết độ trong cuộc sống. Con người như phải tiết độ trong các hoạt động về thể xác cũng như tinh thần. Hơn thế nữa cũng như là phải tiết độ trong hoạt động từ nơi chính bản thân mình cũng như trong tương giao xã hội. Chính với việc mượn câu tục ngữ trên chúng ta tìm hiểu thêm bài học về sự tiết độ được các bậc tiền nhân ngày trước dường như cũng đã diễn tả qua tục ngữ, ca dao, dân ca.

Qua câu tục ngữ ta như thấy được khi chúng ta cũng cần phải có sựu điều tiết và tiết chế bản thân. Cái gì thái quá thì cũng không tốt. Ăn phải có chừng nếu như ăn quá no hay quá đói cũng không được, nhất là đến những chỗ đông người thì vấn đề này lại càng được lưu tâm hơn bao giờ hết. Chắc hẳn chúng ta cũng đã thấy các bậc tiền nhân trước đây cũng có căn dặn chúng ta đó chính là “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Cho nên việc ăn uống ý tứ cũng cần thiết đối với chúng ta. Hãy ăn vừa đủ thấy người khác ăn như thế nào thì cũng phải có thái độ ăn cho đúng mực. Khi ngồi ăn với các bận già cả, người có tuổi thì phải kính trên nhường dưới. Không được ăn một cách thiếu đi ý tứ. Bởi chỉ cần nhìn thấy cách chúng ta ăn người ta cũng có thể đánh giá bạn là một người như thế nào.

Xem thêm:  Phân tích hai câu thơ đầu của bài thơ "Chiều tối” (Hồ Chí Minh): "Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ/ Cô vân mạn mạn độ thiên không" (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ/ Chòm mây lơ lửng giữa tầng không)

Còn “Vui có mực” cũng được chúng ta ngày nay sử dụng nhiều, nó mang đúng ý nghĩa tường minh. Tất cả các cuộc vui chơi lành mạnh khi và chỉ khi nó có điểm dừng. Ví dụ về việc căn thời gian cũng đánh giá được phẩm chất của con người. Không nên chơi thâu đêm suốt sáng không có điểm dừng. Và phải biết chơi như thế nào, khi chúng ta còn hạn hẹp về kinh tế thì cần lựa chọn những điểm vui chơi phù hợp. Không được phu phí chỉ vì sĩ diện của chính mình. Đặc biệt hơn khi bạn “chơi đúng mực” thì mọi người cũng sẽ đánh giá nhân cách cũng như tiết độ của bạn cao hơn đó.

Qua lời dạy của ông cha ta, ta như thấy được câu tục ngữ đúng đắn cho đến tận bây giờ “Ăn có chừng, chơi có mực” như là một cách thể hiện tiết độ, nhân phẩm của con người. Đồng thời cho thấy được họ là người như thế nào trong cách giữ gìn những tiết độ đó.

Minh Nguyệt

Có thể bạn thích

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về câu ca dao “Anh em như thể tay chân…” – văn lớp 7

Check Also

nu sinh dac lak951610 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *