Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo

Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo

Bài làm

Nhà văn Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông vừa phản ánh giá trị hiện thực sâu sắc lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn. Nam Cao vừa thương cho số phận bần cùng của những người nông dân vừa chê trách thói tham lam tục tĩu của họ (Tư cách mõ, Một bữa no), hoặc phê phán sự tham lam, sỹ diện của người nông dân (Trẻ con không được ăn thịt chó).

Nếu nói Chí Phèo là một tác phẩm văn học theo trường phái hiện thực, điều đó không sai. Chí Phèo phản ánh một hiện thực hết sức đau lòng trong xã hội mà nhà văn không thể thay đổi. Đó là bối cảnh đất nước trước Cách mạng tháng 8, là sự tù túng và ngột ngạt của chính trị và nghèo đói của đời sống. Giai cấp phong kiến thối nát, những chế độ đan xen làm lũng đoạn cả xã hội. Tầng lớp địa chủ thì ra sức bóc lột của nhân dân, đè đầu cưỡi cổ người dân làm giàu cho túi tiền của mình. Họ thị uy, phô trương thanh thế, sức mạnh của bản thân và cứ nhăm nhe những người không có gì trong tay để đàn áp. Những người nông dân nghèo túng thì phải chịu hết khó khăn này đến vất vả khác. Người đọc có thể thấy điều đó qua hàng loạt tác phẩm cùng thời của nhà văn Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân, Thạch Lam… Đó là nỗi khổ sưu thuế mà gia đình nhà chị Dậu phải gánh chịu (Tắt đèn), là việc tìm đến cái chết như Lão Hạc (Lão Hạc) và là những kiếp người ngựa ngựa người như trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan.

Xem thêm:  1001 stt câu like bá đạo chọn lọc cực hot cho Facebook của bạn

gia tri hien thuc va nhan dao trong tac pham chi pheo - Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo

Chí Phèo ban đầu cũng là một chàng trai hiền lành chất phác ngày ngày chăm chỉ làm ăn với mong muốn đơn giản là lấy vợ nuôi gia đình nhỏ của mình. Thế nhưng Bá Kiến lại đâu có cho hắn hiền, chỉ vì cơn ghen tuông vô cớ của bản thân mà đẩy Chí Phèo vào tù. Cơn ghen của Bá Kiến thì đâu cần lý do, hắn chỉ không thích người khác được bà Ba nhà hắn chú ý mà thôi, hắn thấy thức và phải kiếm cớ để đẩy người ta vào tù. Bá Kiến chỉ cần kiếm cớ trộm cắp, ăn quỵt tiền… là có thể đẩy một người vô tội vào tù đến vài năm, cũng có thể vứt ra vài đồng tiền để lo lót chạy chọt cho người ta tránh được khỏi đi tù. Bá Kiến ở cái đất Vũ Đại là người quyền thế bậc nhất, có thể một tay che trời. Và Chí Phèo cũng chỉ là một trong những nạn nhân của Bá Kiến mà thôi. Chí Phèo cũng giống như Năm Thọ, Binh Chức là những người xuất phát hiền như bụt, ai bảo gì làm đấy, xoay như chong chóng. Nhưng chính Bá Kiến cùng thế lực của hắn, cũng như chính xã hội đã đẩy những con người hiền lành lương thiện này vào tù để rồi nhào nặn họ và thả ra toàn là những con quỷ dữ, những tên chuyên vạch mặt ăn vạ, cố cùng liều thân, sẵn sàng đâm chém người để lại được vào tù. Kẻ mạnh chưa chắc là kẻ ác nhưng muốn ác, phải là kẻ mạnh. Thật xui xẻo cho Chí Phèo, Chí Phèo chỉ là kẻ mạnh, nhưng kẻ ác lại là Bá Kiến.

Chí Phèo bị cả xã hội cô lập, bị cho ra rìa, anh chửi người ta người ta không thèm chấp, anh gây sự, ăn vạ người ta cũng bỏ qua. Đến khi anh muốn quay trở lại làm một người lương thiện người ta cũng chối từ. Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người. Ấy cũng không thể không nói đến sự vô tâm, lạnh nhạt của chính những người dân nghèo. Họ đã lãnh cảm, ruồng bỏ một con người trên ngưỡng cửa quay trở lại làm người lương thiện. Bởi vì họ cũng đã quá khổ rồi, họ chỉ nghĩ rằng hai tên Bá Kiến – Chí Phèo mà mất đi thì thiên hạ được nhờ, họ chỉ lo sợ tương lai rồi lại có những thằng khác làm cuộc sống của họ khổ, nỗi lo của họ là nỗi lo vị kỷ “Khi một người bị đau chân thì người ta đâu còn nghĩ được đến cái gì khác ngoài cái chân đau của mình nữa đâu – Lão Hạc). Thực chất, họ cũng là những người bị hại, ngay cả khi Chí Phèo, Bá Kiến chết thì với họ: “Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu…”.

Bên cạnh tính hiện thực, tác phẩm cũng đầy chất nghệ thuật lãng mạn. Chí Phèo là một tác phẩm sâu cay, thâm thúy. Đó là tiếng nói đồng cảm của nhà văn với cuộc sống của người nông dân dù tác giả không để lộ ý kiến chủ quan của mình trong toàn tác phẩm. Nam Cao quả thật là một con người ngoài lạnh trong nóng, đúng như ông đã viết về mình trong tác phẩm “Cái mặt không chơi được”, người đọc có thể nhận thấy được cái nhìn xót thương đồng cảm cho hoàn cảnh của người nông dân.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ “vội vàng” của Xuân Diệu

Giọng điệu của tác phẩm hết sức dửng dưng, cách nói chuyện khách quan chân thật từ đó người đọc dễ dàng đưa ra quan điểm, cái nhìn của mình về sự vật, sự việc trong tác phẩm. “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. nghệ thuật có thể chỉ là Tiếng kêu xé lòng cất lên từ những kiếp lầm than – Đời Thừa”.

Ngôn ngữ trong Chí Phèo có thể nói là một đỉnh cao của nghệ thuật, tác giả đã sử dụng vốn ngôn ngữ vô cùng phong phú, sáng tạo cùng nhiều thành ngữ kết hợp với đó là chất liệu dân gian, gần gũi như hơi thở của cuộc sống khiến Chí Phèo trở nên quen thuộc và trở thành một tác phẩm kinh điển trong lòng người đọc.

Check Also

5247396 image 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *