Em hãy chỉ ra nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Chưng bánh Giày ngày Tết qua Truyền thuyết Bánh Chưng bánh Giày
Hướng dẫn
Truyền thuyết Bánh chưng bánh giày lí giải nguồn gốc của 2 loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam: bánh chưng, bánh giày. Dựa vào văn bản Bánh chưng bánh giày cùng những hiểu biết của bản thân, em hãy chỉ ra nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Chưng bánh Giày ngày Tết qua Truyền thuyết Bánh Chưng bánh Giày.
-
I. Dàn ý chi tiết cho đề chỉ ra nguồn gốc và ý nghĩa của truyện Bánh chưng bánh giày
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về bánh Chưng, bánh Giày ngày Tết: Bánh Chưng bánh Giày đã trở thành món ăn văn hóa của mọi gia đình Việt
2. Thân bài
-Nêu nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Chưng bánh Giày: Nguồn gốc của bánh Chưng bánh Giày: Đó là khi vua Hùng Vương đời thứ sáu đã triệu tập các hoàng tử để tìm người tài kế vị
- -Ý nghĩa bánh Chưng bánh Giày:
+ Ý nghĩa văn hóa: Bánh Chưng bánh Giày đại diện cho đất và trời chúng được xuất hiện trên mâm cô nhằm tỏ lòng biết ơn trời đất
+ Ý nghĩa tinh thần: hình ảnh gia đình quây quần bên nhau cùng gói bánh, luộc bánh là hình ảnh rất đẹp về tình cảm gia đình
+ Ý nghĩa sức khỏe: các nguyên liệu làm chiếc bánh vô cùng bổ dưỡng, hoàn toàn từ tự nhiên
3. Kết bài
Ý nghĩa của bánh Chưng bánh Giày ngày nay. Vai trò gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp: cùng nhau truyền lại những tinh hoa văn hóa để cho đời sau, hay mãi mãi về sau nữa dân tộc Việt Nam vẫn giữ được truyền thống ngàn năm.
-
II. Bài tham khảo cho đề chỉ ra nguồn gốc và ý nghĩa của truyện Bánh chưng bánh giày
Bánh Chưng bánh Giày đã trở thành món ăn văn hóa của mọi gia đình Việt, gói và nấu bánh Chưng bánh Giày còn là một phong tục tập quán của dân tộc ta mỗi khi đón dịp Tết về. Vậy chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của tập tục này cũng như tại sao bánh Chưng bánh Giày lại có ý nghĩa trong ngày Tết như vậy.
Từ khi còn nhỏ, mỗi dịp Tết đến nhà nhà gói bánh, làm bánh Chưng bánh Giày, chắc hẳn ai cũng được nghe qua về truyền thuyết bánh Chưng bánh Giày. Đó là khi vua Hùng Vương đời thứ sáu đã triệu tập các hoàng tử để tìm người tài kế vị “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay đem trân cam mĩ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi. Khi đó vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu, trong một lần nằm mộng được vị thần mách bảo rằng “Trời đất không có gì quý bằng hạt gạo, hãy lấy gạo ra nặn thành hình tròn và hình vuông tượng trưng cho đất và trời, nhân bánh ở giữa tựa công ơn sinh thành cha mẹ. Lang Liêu quyết chí làm theo lời vị thần, khi dâng vật phẩm cho vua, vua Hùng vô cùng mừng rỡ và đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu.
Như vậy bánh Chưng và bánh Giày chính là hai loại bánh mà Lang Liêu đã làm, nguồn gốc của chúng chính là sự kiện này. Mặc dù khi Tết đến, nhà nhà gói bánh, thờ bánh và đem biếu nhau những cặp bánh nhưng không phải chắc chắn ai cũng tìm hiểu về ý nghĩa của bánh Chưng, bánh Giày. Bánh Chưng bánh Giày mang nhiều ý nghĩa khác nhau, từ văn hóa, tinh thần cho tới sức khỏe. Trước hết là ý nghĩa văn hóa. Bánh Chưng bánh Giày đại diện cho đất và trời chúng được xuất hiện trên mâm cô nhằm tỏ lòng biết ơn trời đất đã cho một năm mưa thuận gió hòa, được mùa bội thu. Bánh Chưng gói biếu ông bà cũng là lòng biết ơn đến công lao sinh thành dưỡng dục.
Tiếp theo đó là ý nghĩa tinh thần của bánh Chưng bánh Giày, hình ảnh gia đình quây quần bên nhau cùng gói bánh, luộc bánh là hình ảnh rất đẹp về tình cảm gia đình. Dù cuộc sống có thiếu thốn, nghèo khó hay tất bật đến đâu, mỗi nhà mỗi người vẫn luôn cố gắng để ngày Tết có chiếc bánh Chưng, bánh Giày dâng lên bàn thờ tổ tiên. Hai loại bánh này chính là sự gắn kết tình cảm gia đình chứa đựng những nét đẹp tinh thần trong đời sống của chúng ta. Cuối cùng, bánh Chưng và bánh Giày rất có lợi cho sức khỏe, các nguyên liệu làm chiếc bánh vô cùng bổ dưỡng, hoàn toàn từ tự nhiên. Gạo nếp chứa nhiều tinh bột, đỗ xanh thanh nhiệt giải độc, vị thanh mát của bánh chưng giúp cho việc cân bằng độ béo ngậy của gạo nếp và thịt lợn.
Xuất phát từ nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Chưng bánh Giày, ở Việt Nam mỗi dịp Tết Nguyên đán về là mọi người cùng nhau ôn lại bản sắc văn hóa lịch sử, cùng nhau truyền lại những tinh hoa văn hóa để cho đời sau, hay mãi mãi về sau nữa dân tộc Việt Nam vẫn giữ được truyền thống ngàn năm.
Theo Tapchivanhoc.com