Em hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Phân tích truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao.
A, Mở bài:
-Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
+Khi còn là nhà văn hiện thực, hay khi trở thành nhà văn cách mạng, Nam Cao luôn tâm huyết với nghề cầm bút.
+ “Đôi mắt’ là truyện ngắn về đề tài người tri thức viết năm 1948, là thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ và ác liệt, cùng thời kì cũng là thời kì “nhận đường” của lớp văn nghệ sĩ cũ đi theo kháng chiến. Tác phẩm lúc đầu có tên Tiên sư thằng Tào Tháo, sau Nam Cao đổi là Đôi mắt. Nhà văn Tô Hoài coi Đôi mắt là “tuyên ngôn nghệ thuật” của một thế hệ nhà văn cũ đi theo kháng chiến.
+Truyện xoay quanh hai nhân vật Hoàng và Độ với hai nét tính cách khác nhau, hai cách nhìn, hai thái độ đối với quần chúng và đối với cuộc kháng chiến chung của cả dân tộc.
B, Thân bài:
– Về nội dung: Đôi mắt kể chuyện nhà văn Độ đến thăm nhà văn Hoàng trong một ngày và một đêm tại vùng tản cư cách Hà Nội chừng trăm cây số.Trong chuyện, ngoài hai nhân vật chính là Hoàng và Độ, còn có vợ con Hoàng, một số người cùng tản cư cùng làng với Hoàng như ông Tuần, ông Đốc, cụ phán già Và thấp thoáng nữa là bóng dáng người dân thường, đặc biệt là người dân quê tại nơi tản cư này.
+Ở truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao đã đặt ra vấn đề cách nhìn, quan điểm, lập trường của văn nghệ sĩ đối với quần chúng nông dân và cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là vấn đề mà nhiều văn nghệ sĩ Việt Nam thời đó quan tâm, hay nói cách khác đi là vấn đề của chính họ. Vì thế, nhà văn Tô Hoài, người cùng thời với Nam Cao, đã xem Đôi mắt như một tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn như Nạm Cao, Tô Hoài…, tức thế hệ những người từng cầm bút trước năm 1945, nay đi theo kháng chiến.
+ Đôi mắt là tác phẩm văn học, một truyện ngắn, do Nam Cao sáng tạo ra. Vì thế, vấn đề đặt ra ở Đôi mắt, trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của lớp nhà văn, không phải là vấn đề lí luận khô khan trừu tượng. Trái lại, chỉ có thể hiểu được tuyên ngôn nghệ thuật đó qua thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, mà trước hết là qua nhân vật Hoàng và nhân vật Độ, qua câu chuyện của chính họ.
+Qua các nhân vật Hoàng, Độ và câu chuyện của hai người, có thể thấy nội dung của tuyên ngôn nghệ thuật được Nam Cao nêu ra ở những điểm sau:
.Đó là tuyên ngôn về niềm tin của những người trí thức văn nghệ sĩ (cũ) đối với quần chúng, ở đây là quần chúng nông dân. Họ phần đông là nghèo nàn, mù chữ, lạc hậu, nhưng có sức mạnh quật khởi khi làm cách mạng, tham gia kháng chiến, kiến quốc.
+ “Đôi mắt” đối với con người, đối với nghệ thuật trong đó có văn chương là thế đấy. Nam Cao ở đây cũng dùng biểu tượng Đôi mắt để nói đến cách nhìn nhận cuộc đời, nhìn nhận người dân quê. Cùng trước một hiện tượng là người dân quê, Hoàng nhìn vào chỉ thấy đen ngòm, chỉ thấy đó là những con người “ngu độn, lỗ mãng, ích kỷ, tham lam, bần tiện, vừa ngố, vừa nhặng xị”.
.Đó là chỗ đứng của người trí thức trong cuộc kháng chiến: đi sâu vào quần chúng, hiểu quần chúng, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng và sẵn sàng làm bất cứ việc gì có ích cho cách mạng.
.Đó là tuyên ngôn về “nguồn cảm hứng mới cho văn nghệ”, khác hẳn với cảm hứng trào lộng kiểu Vũ Trọng Phụng, cũng không phải là sự ngợi ca, sùng bái anh hùng như kiểu Tào Tháo. Đó là cảm hứng về những người mà nếu nhìn bề ngoài chỉ thấy cái ngố, nhưng có nguyên cớ bên trong thật đẹp đẽ. Họ mới chính là anh hùng, nhân vật chính của nền văn nghệ mới.
+Với hàm ý là một tuyên ngôn nghệ thuật, Đôi mắt đã tuyên truyền niềm tin lạc quan, kiên định, sức mạnh cho những người cầm bút, không riêng gì thế hệ nhà văn như Nam Cao, Tô Hoài… Với tuyên ngôn ấy, văn nghệ sĩ đã tham gia cách mạng, kháng chiến hết mình và sẵn sàng hi sinh vì lẽ sống của dân tộc như trường hợp Nam Cao.
Với Đôi mắt,ta gặp lại một Nam cao với lối viết sắc sảo,tài hoa ấy.Chuyện chẳng có gì to tát,chỉ chuyện đời thường,vậy mà vấn được nêu lên lại có ý nghĩa lớn lao về quan điểm nghệ thuật hơn trước.Một Nam Cao đã từ chủ nghĩa nhân đạo trở thành cách mạng.
– Về nghệ thuật: Nam Cao đã sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ nghệ thuật: miêu tả, trần thuật, đối thoại, tự bạch (tự bộc lộ) và phần nào là đa thanh để qua đó, làm nổi lên tính cách của từng nhân vật, chủ yếu là Độ và Hoàng, nhất là Hoàng.
Cuộc trò chuyện giữa Hoàng và Độ xoay quanh cách nhìn nhận về bản chất của người dân quê kháng chiến.Và vấn đề được nêu lên ở đây, chính là vấn đề “đôi mắt”.
C, Kết bài:
-Khẳng định lại sự thành công của tác giả trong nghệ thuật truyện ngắn cũng như xây dựng thành công nhân vật có tính cách trái chiều
-Thành công trong việc xây dựng được nội dung hay đồng thời thể hiện được quan điểm của Nam Cao về cách nhìn nhận về cuộc sống.