Chứng minh câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Đề bài: Em hãy chứng minh câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Bài làm

Qủa thật trong tình dân tộc thì có thế thấy được rằng nghĩa đồng bào là vô cùng thiêng liêng. Từ ngàn xưa cho đến nay ta như biết được rằng chính tình nghĩa nồng thắm ấy dường như cũng đã in sâu vào trái tim khối óc của con người Việt Nam, và chính điều đó cũng đã như tạo nên bản sắc dân tộc. Dễ dàng có thể nhận thấy được rằng chính trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu, nhân dân ta dường như cũng đã phát huy cao độ lòng yêu nước thương nòi thành truyền thống quý báu. Qủa thật ta như biết được rằng chính truyền thống ấy đã trở thành tiếng hát, lời ca như thật vang vọng nó mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tiêu biểu và điển hình hơn cả chính là câu ca dao sau:

“Nhiễu điểu phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Đầu tiên ta phải hiểu được “Giá gương” là gì? Gía gương được nhắc đến trong câu ca dao chính là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên. Nó dường như cũng chính là một biểu tượng thiêng liêng và thật thành kính đến những người đã khuất. Ở phía trên giá gương có thể là một tấm ảnh theo đó là một tờ giấy đã như bị phai màu ghi một vài nét tiểu sử cũng như công đức của người đang được thờ cúng có được. Giá gương thông thường đã được người thợ tài hoa sơn son thếp vàng rất đẹp, nó dường như mang một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm vậy.

Xem thêm:  Bài viết số 2 lớp 9 đề 4: Kể lại buổi đi thăm mộ người thân dịp lễ tết đáng nhớ

Còn “Nhiễu điều” trong câu ca dao chính là một thứ hàng dệt cao cấp (vóc, nhiều, the, lụa…) màu đỏ thắm thường thường có màu đỏ thắm. Người ta đem nhiễu điều phủ lấy giá gương lại để có thể làm cho giá gương thêm được một vẻ đẹp mang chút thiêng liêng, thêm trang trọng. Có lẽ đặc biệt hơn cả là chữ “phủ” trong câu ca dao nó như gợi nhắc và có ý nghĩa chở che, bao bọc đồng thời nó như đã biểu thị một thái độ, và cả một tấm lòng tôn kính, biết ơn công lao của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Ta như thấy được hình ảnh gắn bó vừa thiêng liêng, vừa nghĩa tình biết bao nhiêu.

Các bậc tiền nhân đi trước thật tinh tế khi đã lựa chọn hướng tiếp cận độc đáo trong câu ca dao. Câu ca dao như một lời bài hát đã đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ so sánh đến khái quát, nhân dân ta cũng như đã lấy hình ảnh ”Nhiễu điều phủ lấy giá gương” để có thể thông qua đó đã nhắc nhớ và gợi nhắc lên một bài học về đạp lý vô cùng sâu sắc. Và đạo lý đó cũng đã nêu cao tinh thần của tình yêu thương sự đùm bọc lẫn nhau nó không phải nói về cá nhân mà nói về cả một xã hội. Và vì thế mới có câu “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Khi mà người trong một nước cùng chung cội nguồn, cũng có chung nòi giống đều là con Rồng cháu tiên. Ở họ dường như cũng có chung một nền văn hoá lâu đời, và người một nước thì họ lại còn có chung lịch sử, chung một mẹ Việt Nam yêu quý. Và cho dù là Kinh hay Mường, Thái hay Tày, Ba-na hay Ê-đê, v.v… thì họ cứ vẫn là anh em xa gần, anh em trong đại gia đình Việt Nam. Và họ lại có mối quan hệ vật chất và tinh thần gắn bó, khi mà họ. Ta không thể quên được huyền thoại trăm trứng nở trăm co của mẹ Âu Cơ. Ta như đã biết thêm được rằng chính họ là những người có chung nguồn góc, chung một tổ tiên. Ta có thể thấy được chính tình yêu thương đoàn kết dân tộc ấp ủ trong tim ta tình làng nghĩa xóm đậm đà thân thương. Và chính vì sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau nên trong lịch sử vàng son của dân tộc ta còn ghi dấu mãi những chiến côn và tinh thần đoàn kết. Một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng lại có được sức mạnh to lớn nhấn chìm mọi kẻ thù hung bạo nhất.

Xem thêm:  Đọc xong đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”, em có cảm nghĩ gì? Hãy phát biểu.

Qủa thật rằng chính tình yêu thương đoàn kết dân tộc phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể đó chính là hành động như nhường cơm sẻ áo, giúp thuốc men, lương thực… và hơn nữa là để cho nhau khi gặp thiên tai địch họa thì cả cộng đồng lại chung tay góp sức cứu giúp người dân. Bởi:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng “

Nhân dân ta thật là nhân hậu biết ba nhiêu, dân tộc như đã sống trọn vẹn nghĩa tình. Mỗi người dân đều như rất yêu nước, thương nòi, thương mình, thương người, tương thân tương ái,… và nó cũng chính là những vẻ đẹp tâm hồn. Đồng thời nó cũng chính là đạo lí của dân tộc. Người đọc như thấy được câu ca dao trên đã cho thấy nguồn sức mạnh Việt Nam lớn mạnh như thế nào. Câu ca dao như cổ vũ mãnh liệt tinh thần tương thân tương ái đùm bọc lẫn nhau.

Minh Nguyệt

Có thể bạn thích

Xem thêm:  Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long

Check Also

nu sinh d20181115 040205 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *