Cao nhân tất hữu…

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Lê Quý Đôn là nhà bác học uyên bác và đa dạng. Ngoài đời, ông là người hết sức cao ngạo, cậy tài. Thế nhưng, có một người đã khiến ông phải thay đổi suy nghĩ, bái làm thầy để học chữ. Sau này, chính người thầy đó đã cảm mến tài năng của Lê Quý Đôn nên gả con gái cho ông.

Người mà nhà bác học Lê Quý Đôn đã bái làm thầy, xin học chữ chính là Quận công Lê Hữu Kiều (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Cụ Lê Hữu Kiều (1691-1760) sinh ra trong một gia đình khoa bảng, là con trai út của Hoàng giáp Lê Hữu Danh. Khi mới được 3 tháng tuổi thì mồ côi cha, lên 4 tuổi mồ côi mẹ nên được bà ngoại là Hiến phó Phạm phu nhân và cậu ruột là Vệ Úy Lạc Sơn công đem ông về nuôi, dạy dỗ.

Thuở nhỏ, người ông gầy yếu nhưng lại thông minh, trí nhớ rất tốt. Lên 8 tuổi, ông đã biết đọc sách, lên 10 tuổi thì được anh ruột là Lê Hữu Hỷ – khi đó vừa đỗ tiến sĩ và được bổ nhiệm làm quan, đem về nuôi. Thế nhưng tính tình của Lê Hữu Kiều lại mải chơi, không chịu để chí vào việc học hành nên nhiều lần bị đòn roi. Sau đó, ông hối hận, chuyên tâm ôn luyện kinh sách, hy vọng một mai sẽ bảng vàng đề tên.

Khoa thi Mậu Tuất, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1718), Lê Hữu Kiều đỗ tiến sĩ dưới triều vua Lê Dụ Tông và được bổ làm Sát đề hình trấn Thanh Hoa, sau thăng Hiến sát xứ. Cuộc đời quan trường của ông từng giữ rất nhiều chức vụ quan trọng, từng kinh qua chức thượng thư của cả lục bộ (là Lễ, Lại, Hộ, Công, Binh, Hình). Ông còn là thầy dạy học cho vua. Khi ông mất, vua thương tiếc cho nghỉ 3 ngày chầu, phong làm Liêu quận công.

Xem thêm:  Rung động trước những bài thơ yêu em ngắn đầy ngọt ngào lãng mạn

Bên cạnh những sử liệu chính thức, cuộc đời khoa bảng của Quận công Lê Hữu Kiều còn tồn tại một giai thoại rất thú vị. Chuyện này được Phạm Đình Hổ – một người nổi tiếng sống vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX chép trong sách Tang thương ngẫu lục.

Chuyện kể rằng, lúc còn nhỏ, Lê Hữu Kiều là người phóng đãng, không chịu sự ràng buộc của khuôn phép. Ông là học trò của Thám hoa Vũ Thạnh (người phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, nay thuộc phường Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đỗ Thám hoa năm 1685, dưới triều vua Lê Hy Tông) và được Thám hoa Vũ Thạnh rất yêu quý. Ông từng giao du với Phạm Viên Chân Nhân. Nhưng tương truyền, Chân Nhân cũng là người rất hay chữ, được chính Thám hoa Vũ Thạnh thử tài và công nhận rằng: Người làm văn này phải là bậc thần tiên.

Vì ngưỡng mộ tài danh của Phạm Viên Chân Nhân nên Thám hoa Vũ Thạnh nhiều lần sai người đón, mời tới đàm đạo, dạy học nhưng ông không chịu đến. Lê Hữu Kiều cũng vì ngưỡng mộ tài danh đó nên bỏ học để đi theo ông mấy tháng trời. Thế nhưng, do biết chí hướng của Lê Hữu Kiều là làm quan, trong khi mình lại muốn lánh xa thế tục nên Phạm Viên Chân Nhân đã khuyên ông trở về.

Xem thêm:  Chuyện về Lê Thạch

Sau Lê Hữu Kiều nghe theo những lời khuyên này, về nhà tu chí học hành, làm nên công danh, sự nghiệp lẫy lừng và trở thành một tấm gương sáng cho những người theo nghiệp bút nghiên. Lúc gần cuối đời, Lê Hữu Kiều rất đam mê đạo Phật. Ông thiết lập một cơ sở chuyên giảng đạo Phật, người đến nghe rất đông mà chủ yếu là những nhân vật tiếng tăm. Các chúa Trịnh Minh Vương (Trịnh Doanh), Trịnh Tĩnh Vương (Trịnh Sâm) ban chức hòa thượng cho nhiều vị sư, họ đều là học trò của ông.

Lời bàn:

Trong thành ngữ tiếng Việt có câu rằng “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Câu này có nghĩa trong cuộc sống, nói cách khác là trên cõi đời này đừng ai cho rằng mình là người tài giỏi nhất, là thông minh nhất bởi vì mình đã giỏi nhưng ngoài đời ắt có người giỏi hơn. Hơn nữa, nếu ai đó mà vỗ ngực tự hào rằng ta là số một, ta là nhất, là vô địch song chỉ là sự chủ quan của cá nhân, chứ trên đời này có ai đi vòng quanh trái đất trong một ngày, một tháng hay một năm mà dám khẳng định như vậy. Nếu có chăng thì cũng chỉ là “mẹ hát con khen hay” mà thôi. Cũng có người cho rằng, câu thành ngữ trên còn có ý nghĩa khác, đó là những người tài giỏi mà mắc chứng bệnh tự cao, tự đại hoặc hay khoe khoang, khoác lác thì ắt một ngày nào đó sẽ có người tài giỏi hơn trừng trị hoặc dạy cho một bài học nhớ đời để chừa tật vênh váo.

Và trong thành ngữ tiếng Việt cũng có câu nói khác nghĩa gần với câu “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”, đó là câu “Đi đêm lắm ắt có ngày gặp ma”. Nghĩa của câu này là ai đó quen làm việc bất nhân hại người dù chưa bị phát hiện lần đầu hay lần thứ hai hoặc thứ ba nhưng nếu cứ tiếp tục thì ắt cũng có ngày bị phát giác. Đối với những kẻ cờ gian bạc lận thì trước hay sau rồi cũng trở thành nạn nhân của những cao thủ bạc bịp khác. Thế mới hay rằng, cuộc sống vốn rất tự nhiên và nếu ai đó hiểu được quy luật này thì ắt người đó sẽ thành công, còn những ai không hiểu mà cứ cho mình là đúng, là phải và mình là số 1 thì ắt sẽ có ngày tự rước họa vào thân. Mong rằng hậu thế ngày nay đừng ai quên điều này.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

7232 1494911290060 1017 310x165 - Tổ quốc trên hết

Tổ quốc trên hết

Theo sách “Danh nhân đất Quảng”, năm 1916, bà Hoàng Thị Tòng từ Hàng Châu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *