Cảm nhận về những tâm sự của Nguyễn Du gửi gắm qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí
Hướng dẫn
Độc Tiểu Thanh kí được tác giả Nguyễn Du sáng tác dựa trên nỗi đồng cảm, xót xa về thân phận của nàng Tiểu Thanh tài hoa đoản mệnh. Bài thơ cũng là lời tâm sự của Nguyễn Du về người nghệ sĩ và nghệ thuật. Anh chị hãy trình bày cảm nhận của mình về những tâm sự của Nguyễn Du gửi gắm qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí.
I. Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
-Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Du
-Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2. Thân bài
-Hai câu đề: Tâm sự về bi kịch người con gái
+ Tây Hồ: cảnh đẹp đã hóa gò hoang, chôn vùi thanh xuân, thể xác, tài năng người con gái
+ Tác giả: Đồng cảm, nhớ đến cô, bên khung của sổ, những tác phẩm của cô còn lại sau khi bị đốt
-Hai câu thực: Suy tư về số phận qua những thứ còn vương vấn
+ Son phấn: Vật dụng với người con gái đẹp, xinh đẹp nhưng bạc mệnh
+ Văn chương: Vô tri vô giác, không có số mệnh, vẫn bị đốt
+ Vật dụng còn vương vấn tới tận bây giờ
-Hai câu Luận: Day dứt, băn khoăn của Nguyễn Du về sự bất công của xã hội
+ Tự trách: Trách trời, xã hội bất công với người tài, sắc
+ Gửi tâm tư của mình của câu thơ
-Hai câu kết: Câu hỏi đặt ra cho bản thân về số phận mai sau
+ Câu hỏi ngậm ngùi xót thương, đồng cảm
+ Nàng tiểu Thanh: Bạc mệnh, tủi nhục, áp bức, đâu khổ nhưng được nhớ đến, được xót thương thay
+ Tác giả: Tự hỏi không biết sau này nhân gian có ai nhớ tới.
3. Kết bài
Cảm nhận về bài thơ: Xót thương người phụ nữ, lên án xã hội sâu sắc.
II. Bài tham khảo
Nhắc đến đại thi hào dân tộc không ai không nhắc tới cái tên Nguyễn Du, một nhà thơ mang phong cách hiện thực và nhân đạo sâu sắc, xuyên suốt những tác phẩm của ông là những cảm xúc, sự đồng cảm, bày tỏ sự bất bình, thể hiện nỗi niềm qua những nguồn cảm hứng gần gũi nhất chính là con người Việt Nam, đặc biệt là người con gái, từ đó mà tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí ra đời, tác phẩm ông dùng ngòi bút của mình bày tỏ tâm tư, sự thương xót đối với người con gái trong xã hội xưa.
Tiểu Thanh người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại phải chịu số phận đắng cay dưới xã hội phong kiến, xã hội không coi trọng thân phận người phụ nữ, trà đạp những con người nghèo khó, từ đây mà nhà thơ thể hiện tâm sự của mình về số phận bi kịch đó
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Tây Hồ cảnh đẹp nhẹ nhàng, sâu lắng nay đã hóa gò hoang, nơi chôn giấu tuổi thanh xuân của người con gái, nơi chôn giấu cả thể xác, tài năng và sắc đẹp của cô. Chỉ có tác giả là thương xót nàng, thương xót những gì còn sót lại chỉ là những bài thơ còn lại sau khi bị đốt, nhưng những thứ còn xót lại nhỏ nhoi đó lại chứa đựng nỗi lòng u uất mãnh liệt, bên khung của sổ tác giả dành trọn một tấm lòng với sự đồng cảm dành cho cô, trong tâm trí ông luôn suy tư, trăn trở về cái định mệnh nghiệt ngã mà cô không tránh khỏi, có phải vì cô đẹp, cô tài năng nên sự bất công đến với cô, nhưng không phải chính xã hội mà cô đang sống đã đưa cô trở thành như thế, và những con người có tài, có sắc như cô đều phải chịu chung một số phận đau thương do chính xã hội mang lại. Hai câu thơ tiếp theo Nguyễn Du tiếp tục suy nghĩ về số phận của cô, những thứ còn vương lại cho tới ngày nay.
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Son phấn vật dụng luôn bên cạnh những người con gái biết trang điểm, xinh đẹp nhưng đối với cô người con gái đẹp đó dù đã ra đi nhưng vẫn khiến người đời thương xót, văn chương cô viết bày tỏ tầm lòng mình trong quãng thời gian cô đơn, chỉ là một vật vô chi vô giác, một vật dụng không có tội tình gì, không mệnh số như con người nhưng vẫn bị đốt bỏ, và dù có đốt đến như nào thì vẫn còn vương vấn sót lại, vẫn vương vấn trong tâm hồn nhà thơ. Khi đã suy nghĩ về số phận của cô, tác giả lại thể hiện sự băn khoăn day dứt trong lòng.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Một nỗi hận từ xa xưa tới nay vẫn đang ai oán, từ Tiểu Thanh cho đến tác giả, tại sao những con người tài năng, những con người có ích cho xã hội lại phải chịu những bất công như vậy, ông vừa trách trời đất, vừa trách xã hội tại sao lại để Tiểu Thanh rơi vào tình cảnh như vậy, một người con gái đáng lẽ phải được hạnh phúc chứ không phải là sự tủi nhục, chà đạp, rồi ông oán trách tại sao chính ông cũng rơi vào tỉnh cảnh tương tự như thế. Một con người gửi gắm tâm sự của mình vào chính những câu từ xuất phát từ câu chuyện của người khác, điều đó đẩy cao hơn những gì mà ông muốn nói, muốn truyền đạt tới người đọc. Cuối cùng ông đặt mình vào trường hợp của người con gái mà tự hỏi bản thân mình đã làm được gì và sẽ ra sao trong tương lai.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố như chăng?
Một câu hỏi không phải nghĩ là có thể đưa ra đáp án, người con gái ấy bất hạnh là vậy, đau khổ là vậy, chịu nhiều áp bức, chịu nhiều tủi nhục nhưng sau hơn 300 vẫn có người nhớ đến, vẫn còn người khóc thương cùng chia sẻ, nhưng tác giả đặt mình vào đó và tự hỏi rằng sau này có ai nhớ đến ông không, có ai nhớ đến hai từ Nguyễn Trãi không, hay sau khi ông mất ông sẽ chỉ trở về với cát bụi tự nhiên. Câu hỏi mang đầy sự trăn trở về số phận của chính mình, và cho đến ngày nay chẳng ai là không biết đến đại thi hào của dân tộc ta.
Qua bài thơ cho ta thấy được sự đồng cảm trong số phận, sự xót thương đối với người phụ nữ, lên án xã hội cũ bất công trà đạp lên những con người có đức có tài. Bài thơ cũng bày tỏ khao khát hạnh phúc, quyền được làm người, được hạnh phúc của bất cứ ai trên thế giới này.
Theo Tapchivanhoc.com