Cảm nhận về đoạn trích Nỗi oan hại chồng

Cảm nhận về đoạn trích Nỗi oan hại chồng

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy nêu cảm nhận của mình về đoạn trích “ nỗi oan hại chồng” trong Quan Âm Thị Kính

Mở bài Cảm nhận về đoạn trích Nỗi oan hại chồng

Trong xã hội phong kiến Việt Nam người phụ nữ luôn phải chịu những đắng cay tủi nhục. Những oan trái thị phi của xã hội ấy dường như chỉ trực chờ để đẩy người phụ nữ vào bùn đen nhơ nhuốc. Trích đoạn “nỗi quan hại chồng” là một vở chèo nêu ra được những mâu thuẫn trong xã hội và những nỗi khổ của người phụ nữ.

Thân bài Cảm nhận về đoạn trích Nỗi oan hại chồng

Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm: vợ ngồi khâu, chồng đọc sách. Hình ảnh này thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống gia đình an nhàn, hạnh phúc. Nổi bật lên là hình ảnh của nhân vật Thị Kính, người phụ nữ hiền lành hết lòng vì chồng. Trong một đêm đèn sách, Thiện Sỹ chồng của Thị Kính ngủ thiếp đi bên tràng kỷ. Thị Kính đã dọn lại tràng kỷ rồi quạt cho chồng ngủ. Trong lúc ngắm chồng ngủ, nàng đã phát hiện ra cằm chồng có chiếc râu mọc ngược nàng nghĩ:

“Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta”

Toan lấy xao xén đi:

“Dạ thương chồng lòng thiếp sao an

Xem thêm:  Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ của Ngô Tất Tố

Âu dao bén, thiếp xén tày một mực.”

Những suy nghĩ của Thị Kính vô cùng tự nhiên, thể hiện tình cảm chân thành giành cho chồng. Nào ngờ Thiện Sỹ tỉnh dậy thấy dao kể cổ chẳng cần nghe vợ dãi bày liền kêu lên giữa đêm khuya làm cho vợ chồng Sùng ông Sùng bà tỉnh giấc.

“Hỡi cha! Hỡi mẹ! Hỡi xóm! Hỡi làng

Đêm hôm khuya khoắt bỗng làm sao thấy sự bất thường”

Từ lâu vợ chồng Sùng ông Sùng bà không ưa Thị Kính vì hai người họ luôn cho rằng mình ở đẳng cấp trên, nên luôn coi khinh:

“Trứng rồng lại nở ra rồng

Liu điu lại nở ra dòng liu điu

Này! Bà đây cao môn lệnh tộc

Mày con nhà cua ốc

Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai”

Nên khi sự việc xảy ra Thị Kính bị vu cho tội giết chồng. Sùng bà đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Lời nói và hành động chứng tỏ mụ là một nguời độc ác. Mụ cho rằng Thị Kinh là con người mặt sứa gan lim hãm hại con trai mụ. Thiện Sĩ thì lại là một con người nhu nhược, bỏ mặc vợ trước sự sỉ mắng, hành hạ của mẹ. Bốn lần Thị Kính kêu oan vói chồng và gia đình chồng đều như đổ thêm dầu vào lửa, càng làm cho Sùng bà mỉa mai thậm tệ.

Cuối cùng mụ quyết một mực đuổi Thị Kính:

“Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Xem thêm:  Tả chân dung một người bạn của em

Này, bà bảo cho mà hay này: đồng nát thì về cầu Nôm

Con gái nỏ mồm thì về ở với cha, biết không?”

Đó là những lời mắng nhiếc, day nghiến, miệt thị phũ phàng để phân biệt sự sang hèn, cao thấp giữa vị thế gia đình Sùng bà và Thị Kính. Nội dung lời lẽ ấy đã vượt khỏi quan hệ gia đình, quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Lời lẽ của Sùng, bà đã cho thấy quan niệm về giai cấp vốn bám rễ trong hôn nhân phong kiến thật sầu, có dịp lại biểu hiện ra. Những người lao động nghèo khổ luôn là tầng lớp không có tiếng nói trong xã hội dù cho có đớn đau tui nhục cũng không thể thanh minh.

Và cay độc hơn thế còn bày ra một màn kịch độc ác để cho hai cha con nhà Thị Kính nhục nhã ê chề. Nói Mãng ông sang ăn cữ cháu, ông hoan hỉ vui mừng thì bị tạt gáo nước lạnh vào mặt bởi sự đơm đặt của nhà chồng Thị Kính rằng Thị Kính âm mưu giết chồng. Hơn thế nữa Sùng ông đoạn tuyệt quan hệ thông gia với nhà Mãng ông bằng cách đẩy Mãng ông ngã.

Cuộc sống đang bình yên của Thị Kính bỗng bị đẩy vào cảnh hạnh phúc gia đình tan nát, bị mắng chửi hành hạ và người cha già đáng kính của mình bị gia đình chồng nhục mạ. Cuối cùng hai cha con đau khổ oan ức ôm nhau khóc mà hoàn toàn bất lực.

Xem thêm:  Kể lại một chuyến đi xa

Dù cho chịu bao nhiêu uất ức nhưng Thị Kính vẫn quyết định phải tiếp tục “sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính”. Cho rằng mình khổ do số kiếp nên tìm vào cửa thiền để cầu Phật tổ chứng minh lòng dạ thẳng ngay, tiêu trừ oan nghiệt.

Nỗi oan của Thị Kính dường như là một bi kịch điển hình trong xã hội phong kiến đương thời. Người nông dân nghèo khổ luôn phải chịu những đau đớn tủi nhục. mỗi lần họ vùng lên kêu khóc cho nỗi oan thì lại bị đẩy sâu xuống bùn đen nhơ nhuốc sâu hơn một bậc.

Kết luận Cảm nhận về đoạn trích Nỗi oan hại chồng

Đoạn trích “nỗi oan hại chồng” khắc họa lên nỗi bi oan, bế tắc của phụ nữ, những đối lập của giai cấp thông qua xung đột của gia đình. Đã để lại trong lòng độc giả một điều gì đó như là nhức nhối.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

tyad thumb mllh 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *