Cảm nhận của em sau khi học xong truyền thuyếtBánh chưng bánh giày
Hướng dẫn
Lí giải về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giày đồng thời thể hiện sự tự hào của cha ông ta đối với những thành tựu nông nghiệp buổi đầu dựng nước, truyền thuyết Bánh chưng bánh giày không chỉ mang đến câu chuyện hấp dẫn mà còn mang đến nhiều bài học sâu sắc cho thế hệ con cháu sau này. Em hãy trình bày cảm nhận của em sau khi học xong truyền thuyết “ Bánh chưng bánh giày”.
I. Dàn ý chi tiết cho đề cảm nhận về truyền thuyết Bánh chưng bánh giày
1. Mở bài
Giới thiệu được truyền thuyết “ Bánh chưng bánh giày” và nếu được cảm nhận chung của em.
– Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 em được học rất nhiều truyện truyền thuyết mang nhiều ý nghĩa. Trong đó, truyền thuyết “ Bánh chưng bánh giày” đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm về ý nghĩa nguồn gốc của bánh chưng bánh giày – món ăn cổ truyền của người Việt.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh Lang Liêu dâng lễ lên vua
– Vào đời vua Hùng thứ sáu nhà vua đã già yếu nên muốn tìm người truyền ngôi.
– Đất nước lúc đó đã yên bình nhưng ông muốn nhân dân được ấm no.
– Ông truyền con đến và nói tiêu chuẩn để được lên ngôi: phải tiếp tục ý chí và sự nghiệp cha ông.
* Các con của vua Hùng đi tìm lễ vật để đáp ứng yêu cầu của vua ban
– Đua nhau đi tìm lễ vật quý hiếm. => Các anh không hiểu ý vua cha
– Lang Liêu thì thật thà, so với các anh thì bị chịu thiệt thòi khi mẹ mất sớm bị vua cha ghẻ lạnh.
– Chàng được thần báo mộng: Lấy gạo để làm bánh.
– Chàng làm theo lời thần và làm những chiếc bánh bằng gạo =>Bộc lộ sự thông minh, khéo léo sự chịu thương, chịu khó, biết trân trọng hạt gạo.
* Đến ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị và được nhà vua ưng thuận khi nhìn thầy chồng bánh của Lang Liêu
* Ý nghĩa của chiếc bánh chưng, bánh giày
– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, hình vuông tượng trưng cho Đất.
– Hai thứ bánh này đã giúp vua cha nhìn thấy cả một con người với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp, đủ tiêu chuẩn để trở thành một ông vua tốt.
– Truyện giải thích được phong tục làm bánh trong ngày Tết cổ truyền
– Thể hiện tư tưởng trọng nông và yêu sức lao động của tổ tiên ta.
c. Kết bài
– Khằng định ý nghĩa của truyện: Giải thích cho chúng ta hiểu nguồn gốc của bánh chưng, bánh giày và phản ánh được thành tựu văn minh nông nghiệp.
– Bồi dưỡng tình cảm cho thế hệ học sinh biết trân trọng thành quả lao động, và cảm thấy tự hào về tổ tiên ta.
II. Bài tham khảo cho đề cảm nhận về truyền thuyết Bánh chưng bánh giày
Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 em được học rất nhiều truyện truyền thuyết mang nhiều ý nghĩa. Trong đó, truyền thuyết “ Bánh chưng bánh giày” đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm về ý nghĩa nguồn gốc của bánh chưng bánh giày – món ăn cổ truyền của người Việt.
Vào đời vua Hùng thứ sáu nhà vua đã già yếu nên muốn tìm người truyền ngôi. Đất nước lúc đó đang được yên bình nhưng ông muốn nhân dân được ấm no thì ngai vàng mới vững được. Ông bèn gọi các con đến và nói tiêu chuẩn người sẽ lên ngôi vua.: “ Năm nay nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.” Các lang ai cũng nhanh chóng đi tìm lễ vật đáp ứng yêu cầu của vua ban. Họ đua nhau đi tìm lễ vật quý hiếm thật ngon đem về lễ Tiên vương. Họ đã không hiểu ý vua cha.
Trong lúc đó, người buồn nhất chính là Lang Liêu, chàng mẹ mất và bị vua cha ghẻ lạnh. Chàng chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Chàng nghĩ mang lúa mang khoai đến lễ Tiên Vương thì tầm thường quá. Một đêm, chàng được thần báo mộng hãy dùng gạo dùng lúa làm bánh để lễ Tiên vương. Đến lúc tỉnh dậy, chàng nhớ đến lời thần nên đã chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, chọn lấy gạo xanh, thịt lợn, làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói bánh hình vuông, rồi chàng đổi kiểu cũng thứ đó nhưng chàng giã nhuyễn nặn hình tròn. Lang Liêu đã bộc lộ sự thông minh, khéo léo sự chịu thương chịu khó biết trân trọng hạt gạo. Hạt gạo chính là thành quả của người lao động.
Đến ngày lễ Tiên vương, các anh ai cũng mang sơn hào hải vị, nem công chả phương tới. Nhưng vua xem một lượt, chỉ đến khi dùng chồng bánh của Lang Liêu, vua cha đã rất vừa ý. Chàng đã kể đem giấc mộng được thần báo kể cho vua nghe. Lúc này, vua đem bánh lên lễ Tiên vương. Khi các quần thần ăn đến bánh ai cũng khen. Nhà vua đặt tên cho hai thứ bánh đó là bánh chưng bánh giày
Ý nghĩa của hai tên gọi đó là bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, hình vuông tượng trưng cho Đất. Hai thứ bánh này đã giúp vua cha nhìn thấy cả một con người với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp, đủ tiêu chuẩn để trở thành một ông vua tốt. Truyện giải thích được phong tục làm bánh trong ngày Tết cổ truyền. Truyện thể hiện tư tưởng trọng nông và yêu sức lao động của tổ tiên ta.
Truyền thuyết “ Bánh chưng bánh giày” đã giải thích cho chúng ta hiểu nguồn gốc của bánh chưng, bánh giày và phản ánh được thành tựu văn minh nông nghiệp. Đồng thời bồi dưỡng tình cảm cho thế hệ học sinh biết trân trọng thành quả lao động, và cảm thấy tự hào về tổ tiên ta.
Theo Tapchivanhoc.com