Văn học trung đại chứng kiến sự xuất hiện của hai nữ nhà thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Tên tuổi và thành tựu trong sự nghiệp sáng tác của hai nữ thi sĩ này đã chính thức đánh dấu mốc quan trọng về sự phát triển của nữ quyền trên thi đàn Việt Nam. Nếu như thơ Hồ Xuân Hương đầy gai góc, sắc cạnh, thâm sâu như chính tính cách của bà. Thì người đọc lại tìm thấy một hồn thơ mang âm hưởng trầm lắng, ý nhị, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Và một trong những tác phẩm thi ca để lại dấu ấn sâu sắc trong nền văn học trung đại Việt Nam là ”Qua đèo ngang”. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, ta bắt gặp đề bài cảm nghĩ về bài thơ “ Qua đèo ngang” Với dạng bài cảm nghĩ này thì ta cũng bắt gặp cũng rất nhiều nhưng cần đi sâu vào phân tích và nêu được tư tưởng của tác phẩm thì bài bài viết mới sâu sắc hơn. Dưới đây là những bài viết mẫu hay nhất mà các bạn có thể tham khảo.
BÀI VĂN MẪU CẢM NGHĨ BÀI THƠ “ QUA ĐÈO NGANG” CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN LỚP 7
Qua đèo Ngang là một tác phẩm nổi tiếng cuả Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.
Lần đầu nữ sĩ “ bước tới đèo Ngang”,đứng dưới chân con đèo “ đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh- Quảng Bình. rong lần đầu tiên nữ sĩ tài danh xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một buổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng.
“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa “
Ngay từ câu mở đầu giới thiệu về Đèo Ngang, nhà thơ đã vẽ lên trước mắt người đọc cảnh đèo Ngang dưới ánh nắng chiều sắp tắt, thật hữu tình nhưng vẫn hoang vu, hiu vắng. Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ “bóng xế tà”. Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Đối với một vùng hòng sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, phải chăng là nỗi lòng bà huyện Thanh quan tài năng kia cũng mang một nỗi niềm về thế thời. Điệp từ “chen” được điệp đến hai lần trong một câu thơ như tăng thêm chất hiu quạnh hơn. Nghệ thuật tiểu đối trong câu thơ giàu âm điệu, réo rắt như tiếng lòng. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.
Và khi bước chân lên đỉnh đèo, khung cảnh đã được mở rộng thêm
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”
Tác giả đã đảo hai từ láy “ lom khom”, “ lác đác” lên đầu câu cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cho ta cái nhìn về cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả một lần nữa nhấn mạnh sự quạnh hiu, thưa thớt, vắng lặng nơi đèo Ngang không có lấy ai để bầu bạn. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Con người hiện lên trong không gian mênh mông của thiên nhiên, nên không thể làm cho cảnh chiều tươi vui, nhộn nhịp mà lại làm cho bức tranh thiên nhiên vắng lặng, quạnh hiu hơn.
Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim da da, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn:
“ Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da.”
Điệp âm cuốc cuốc, dad a tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ khách. Lấy cái động là tiếng chim rừng để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật “ lấy động tả tĩnh” trong thi pháp cổ. Nghe tiếng chim mà “ nhớ nước đau lòng”, mà “ thương nhà mỏi miệng” nỗi buồn thấm vào chín tầng sâu cõi lòng, tỏa rộng trong không gian từ con đèo đến miền quê thân thương. Sắc điệu trữ tình dào dạt, thiết tha, trầm lắng.
Nỗi niềm vời vợi nhớ thương của nhà thơ bất chợt bùng lên trong giây lát, để rồi lại trở về với cái vẻ hoang vắng vốn có của đất trời và sự cô đơn đến tuyệt đỉnh của chính nhà thơ.
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
Cái bao la của đất trời, cái hùng vĩ của núi non, cái mênh mông của sông nước như níu bước chân nữ thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la của đèo Ngang, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần lấp đầy tâm hồn, bao chùm lên mọi cảnh vật “một mảnh tình riêng ta với ta”. “ Ta với ta” đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khách khi đứng trên đỉnh đèo Ngang lúc ngày tàn. Đó là tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà, buồn mà đẹp.
Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, Bà Huyện Thanh Quan đã để lại cho văn học trung đại Việt Nam một tác phẩm đặc sắc, mang dấu ấn riêng trong ngôn ngữ thơ trang nhã của bà. Bài thơ “ Qua đèo Ngang” là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người, nó không chỉ là bài thơ của một thời mà mãi mãi
Nguồn Internet