Đề bài: Bình giảng đoạn thơ “Ôi những cánh đồng quê chảy máu..” trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Bài làm
Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi được viết trong những năm sau khi cách mạng tháng 8/1945 của nước ta thành công. Cả dân tộc ta đã bước vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
Bài thơ là những tình cảm thực tế, những tư duy sâu sắc, tinh tế của tác giả về đất nước khi quê hương ta đã trải qua những cuộc kháng chiến ác liệt từ trong lịch sử tới thời điểm hiện tại
Xuyên suốt bài thơ là nguồn cảm hứng yêu mến da diết xen lẫn với lòng tự hào, thán phục về đất nước của mình.Về truyền thống anh hùng, kiên cường của đất nước, với những người con áo vải, chân chất nhưng lại làm nên lịch sử của dân tộc.
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”
Ở khổ thơ này hình ảnh đất nước được tác giả khắc họa lên sự căm hờn về những tội ác ghê gớm của giặc đã gây ra cho nhân dân cũng như đất nước chúng ta. Những cánh đồng ruộng lúa mênh mang, thẳng cánh cò bay thì nay bị càn quét. Chúng giết hại đồng bào ta khiến cho những cánh đồng đang bình yêu này tràn ngập máu chảy, những tội ác mà giặc đã gây ra không thì tả hết.
Trong mỗi câu thơ thể hiện sự xót xa, đau nhói của tác giả khi nhìn thấy quê hương đất nước mình chìm trong biển lửa, tang tóc như vậy.
Cả khổ thơ hiện lên hai hình tượng hoàn toàn khác nhau. Đó là hình ảnh quê hương chìm trong khói lửa, bom đạn, và hình ảnh người con trai anh hùng ra đi theo tiếng gọi của tổ quốc những đêm hành quân, giết giặc nhưng vẫn da diết nhớ đôi mắt trong veo, hồn nhiên, của người con gái mình yêu. Khổ thơ chỉ có bốn câu thơ nhưng lại là tổng hòa của cả bi kịch và sự lãng mạn, trữ tình.
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Trong hai câu thơ này tạo hình vô cùng sâu sắc, ấn tượng thể hiện sự tàn ác của giặc khi chúng đã chà đạp giày xéo mảnh đất quê hương chúng ta. Hình ảnh những dây thép gai ngăn cách giữa khi bình định với những chiến sĩ cách mạng. Những hàng rào dây thép gai để bao buộc cho đồn bốt của giặc khiến cho cả một vùng đất đang bình yên trở nên nhuộm màu máu đỏ.
Thời gian mà tác giả sử dụng trong hai câu thơ này là thời gian buổi chiều tà khi mà mặt trời sắp xuống núi, tắt đi những tia nắng cuối ngày, nhìn về phía chân trời xa xăm tác giả thấy những lô cốt của giặc được bao bọc bởi những dây thép gai có những mũi gai sắc nhọn để ngăn chặn sự đột nhập của quân cách mạng, quân du kích mà lòng tác giả vô cùng đau đớn.
Trước hình ảnh đầy căm hờn đó, khiến cho tác giả nổi lên những uất nghẹn làm ra những câu thơ đau đớn xót xa.
“Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”
Trong hai câu tiếp theo của khổ thơ này lại có tâm trạng hoàn toàn trái người. Thể hiện người chiến sĩ cách mạng đang trên đường “sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy thương lai”
Hai câu thơ tạo nên vẻ đối xứng trong ngoài. Giữa tình cảm thường xuyên thường trực của người chiến sĩ cách mạng chính là tâm trạng căm thù giặc, ý chí kiên cường muốn giải phóng quê hương đất nước. Với tình cảm cá nhân là nỗi nhớ tha thiết tới người mình yêu thương. Hai tình yêu một nhỏ một lớn hòa quyện vào nhau tạo nên tố chất kiên cường anh hùng của người chiến sĩ cụ Hồ, anh hùng kiên trung.
Thể hiện rằng người lính chiến sĩ cách mạng là người biết hy sinh việc cá nhân để tạo ra việc lớn. Biết đặt tình yêu nam nữ nhỏ hơn lợi ích quốc gia. Anh lên đường giết giặc giải phóng quê hương nhưng luôn mang trong tim hình ảnh của người con gái mà mình yêu dấu.
Vì quê hương, vì tổ quốc thân yêu những người trai trẻ của dân tộc ra không ngại hy sinh tình cảm riêng tư, hy sinh máu thịt của mình để bảo toàn sự trọn vẹn của lãnh thổ. Họ ra đi khi tuổi đời mới chỉ đôi mươi xuân xanh phơi phới.
Bài thơ “Đất nước” thể hiện tình yêu quê hương đất nước nồng nàn tha thiết của tác giả Nguyễn Đình Thi. Với những câu thơ chân thành cảm động tác giả đã vẽ lên bức tranh vừa bi vừa hùng thể hiện hình ảnh người chiến sĩ cách mạng kiên trung, yêu nước sẵn sàng hy sinh thân mình vì tổ quốc.
Nguồn: Tài liệu văn mẫu