Đề bài: bình giảng bài thơ “Đây thôn vĩ dạ”
Theo nhiều tài liệu trước đây cho biết, thì nguồn gốc của bài thơ “đây thôn Vĩ Dạ” bắt nguồn từ tình yêu của tác giả dành cho một cô gái ở thôn Vĩ Dạ, một làng nhỏ ven con sông Hương với khung cảnh thơ mộng và trữ tĩnh.Qua bài thơ bộc lộ tình yêu tha thiết của nhà thơ đối với cuộc đời, đối với con người. Bài thơ xuất phát từ nguồn cảm hứng của bức tranh do Hoàng Cúc gửi tặng và cũng xuất phát từ tình yêu mà nhà thơ dành cho người con gái đó.
Có thể coi bài thơ là bản túc kí tâm trạng của nhà thơ. Bài thơ bộc lộ tình yêu tha thiết và cảm nhận tinh tế về xứ Huế mộng mơ. Đồng thời qua đó bộc lộ được tâm trạng riêng những nỗi niềm bâng khuâng trong hoàn cảnh éo le, bất hạnh, bào trùm toàn bộ bài thơ là tình yêu cuộc sống và con người tha thiết, cảm động của nhà thơ.
Khổ 1 nêu lên cảnh thôn Vĩ Dạ buổi sớm mai:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Thôn Vĩ Dạ cách thành phố Huế 3km, nằm trên bờ sông Hương, Vĩ Dạ đất không rộng nhưng có nhiều lá, nhiều khu vườn xinh xắn mang những nét đặc trưng, đặc sắc của Huế.
Mở đầu bài thơ là một lời hỏi, một lời mời, và cũng là lời trách:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Câu thơ có 6 trên 7 chữ là thanh bằng, và hầu hết là thanh không gợi lên âm điệu ngọt ngào của giọng người xứ Huế, đó là một lời hỏi, một lời mời, và cũng là lời trách dịu dàng của người xua vang lên trong đầu của thi nhân hay chính là lời tự nhủ, tự nói với chính mình trong giây phút nhớ nhớ thương thương, về miền đất đẹp đẽ của người xưa. Thật khó để tách bạch rõ ràng, chỉ biết là một lời hỏi, một lời mời, và cũng là lời trách dịu dàng đấy đã làm cho tâm hồn đau thương của thi sĩ như được hồn sinh, bao nhiêu kỉ niệm đẹp đẽ của thôn Vĩ lại ùa về trong tâm trí của thi sĩ.
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Nhà thơ mở ra trước mắt ta một bức tranh phong cảnh tưoi sáng, tràn đầy sức sống. trước hết ta bắt gặp những tia nắng ban mai lấp lóa sau những hàng cau: ““Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. Câu thơ có hai từ “nắng” gợi cho ta ánh sáng chan hòa, tràn ngập khắp nơi, nhưng hai từ nắng đó được sử dụng ở hai sắc thái với hai biểu hiện khác nhau, từ “nắng” đầu chỉ đặc điểm của hàng cau, từ nắng hai chỉ tình cảm, gợi lên sự tinh khiết của tinh nắng ban mai, nhà thơ chọn hình ảnh “cau” để tả nắng không phải vì thôn Vĩ có nhiều cau mà là vì trong vườn cau có cây cau cao nhất, đón nhận những tia nắng ban mai đầu tiên và sớm nhất.Sức xanh trên lá cau như được làm mới, được hồi sinh.
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Câu thứ 3 tác giả tả những đặc sắc của thôn Vĩ, tác giả sử dụng hình ảnh so sánh tinh tế và tài hoa, tác giả sử dụng từ “mướt” chứ không phải từ “mượt” vì từ mượt thì chỉ được sự tươi tốt của cây, còn từ “mướt” lại gợi lên được sự tươi xanh, mơn mởn.
Hòa vào vẻ đẹp của thiên nhiên là vẻ đẹp của con người:
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Gương mặt chữ điền của người con gái cho ta cảm nhận được sự phúc hậu, giản dị của người thôn Vĩ, nhà thơ chú trọng đến tâm hồn, chứ không phải là vẻ đẹp hình thức, vẻ đẹp bên ngoài, nhưng liệu khuôn mặt đấy là của ai, có người cho rằng đó là hình ảnh của người con gái thôn Vĩ hiện lên thấp thoáng trong đầu thi nhân, nhưng có người lại nghĩ rằng đó là khuôn mặt của chính thi nhân đang muốn trở về thôn Vĩ trong trí tưởng tượng, nhưng đó là vẻ đẹp thanh tao, hài hòa.
Kí ức vẫn tiếp tục chảy tràn trong tâm trí của nhà thơ nhưng ở khổ thứ 2 tứ thơ đã bị chuyển đổi, sớm mai hài hòa, rực rỡ chuyển sang cảnh chìa lìa, tan tác. Nếu như cảnh ở khổ 1 là cảnh thực thì cảnh ở khổ hai đã chuyển dần sang cảnh ảo:
“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Sự mâu thuẫn xuất hiện ngay câu đầu của khổ thứ 2, theo quy luật tự nhiên gió thổi tới đâu thì mây sẽ về đấy, còn ở đây ta thấy gió mây đôi ngả chia lìa, câu thơ thấm đượm nỗi niềm, tâm trạng của nhà thơ vì giờ ông cảm thấy mình và người thôn Vĩ dần dần xã cách, nỗi niềm đó khiến nhà thơ cảm thấy đau lòng, ông đang mắc một căn bệnh vô phương cứu chữa, nên việc quay lại với Huế một lần nữa là điều xa vời vợi.
Ở khổ thơ thứ 2 ta bắt gặp một bức tranh về Huế rất đẹp nhưng lại thấm đẫm đượm buồn, và đằng sau bức tranh đó là cả một nỗi niềm sâu kín của nhà thơ. Khổ thơ giúp chúng ta cảm nhận, mặc dù sống trong cảnh buồn chán, cô đơn, bệnh tật nhưng Hàn Mặc Tử vẫn không cô đơn, thất vọng, vẫn cứ yêu cuộc sống, hướng tới cái đẹp.
Cảm xúc của nhà thơ được trào lên bởi một thứ cảm xúc mới:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Sắc trắng gợi sự tinh tế, cao xa vời vợi, khó với tới được, giọng điệu trữ tình tích tụ quá khiến cho bài thơ như nghẹn ngào, xúc động. hình ảnh sương khói ở câu 3 cũng không phải là sương khói thật của xứ Huế mà sương khói của hoài niệm, sương khói ấy làm cho khuôn mặt trong kí ức bị nhòa đi.
“Ai biết tình ai có đậm đà?”
Từ “ai” ở đây ta hiểu là người thôn Vĩ và liệu rằng người thôn đấy có còn nhớ tới tác giả nữa không. Nhưng nhà thơ vẫn không ngừng hy vọng, hy vọng để cuộc đời trôi đi không vô nghĩa.
Toàn bộ bài thơ là nỗi niềm của tác giả với bút pháp điêu luyện và cảm hứng sâu sắc, mạnh mẽ. Hàn mặc Tử đã sáng tác một thi phẩm xứng đáng là một kiệt tác nghệ thuật trong nền thơ ca Việt Nam. Với 3 cảnh thơ ở 3 khổ khác nhau không đặt theo hướng liên tục theo thời gian, không gian nhưng cảm xúc thì vẫn đồng điệu, bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và khát khao, hy vọng hướng tới cái đẹp, cái hạnh phúc.